BREAKING NEWS

28/4/14

Những cuộc khủng hoảng định hình nền tài chính hiện đại

Đây là phần đầu tiên trong báo cáo đặc biệt của The Economist mang tên "A history of finance in five crises", đề cập đến lịch sử nền tài chính hiện đại qua 5 cuộc khủng hoảng quan trọng nhất.


Hai xu hướng chính của nền tài chính hiện đại: bắt đầu bằng những thứ không được xây dựng cẩn thận dẫn đến đổ vỡ và sau đó, để lại những đặc trưng khó có thể thay đổi thời hậu khủng hoảng.

Tài chính không đơn thuần là dễ bị khủng hoảng, mà tài chính được định hình bởi chính những cuộc khủng hoảng ấy. Năm cuộc khủng hoảng lịch sử cho thấy, các khía cạnh của hệ thống tài chính hiện nay đã bắt nguồn như thế nào, đồng thời cũng cung cấp những bài học cho các nhà quản lý trong thời đại hậu khủng hoảng ngày nay.

Phát minh vĩ đại nhất của nhân loại là gì? Nếu yêu cầu mọi người trả lời câu hỏi này thì sự lựa chọn của họ sẽ là những công nghệ đang phổ biến như in ấn hoặc năng lượng điện. Họ không thể nghĩ ra một điều đổi mới thực sự quan trọng, đó là hợp đồng tài chính.

Thứ bị khắp nơi ghét bỏ và thường bị xem là không đàng hoàng lại đóng vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của con người trong ít nhất 7000 năm.

Về bản chất cốt lõi, tài chính chỉ thực hiện hai điều đơn giản.

Về bản chất, tài chính chỉ thực hiện hai điều đơn giản, như một cỗ máy thời gian và như một mạng lưới an toàn.

Một mặt, tài chính có thể hoạt động tựa như một cỗ máy thời gian kinh tế, bằng cách cho phép những người tiết kiệm chuyển thặng dư thu nhập của họ từ hiện tại sang tương lai hoặc ngược lại, giúp những người đi vay kiếm được số tiền (mà đáng lẽ phải trong tương lai họ mới có được) ngay trong hiện tại.
Mặt khác, tài chính cũng có thể hoạt động như một mạng lưới an toàn, bảo hiểm cho những rủi ro như lũ lụt, hỏa hoạn hay bệnh tật.

Bằng cách cung cấp hai loại dịch vụ trên, một hệ thống tài chính khéo léo có thể làm giảm bớt đi những thăng trầm biến động nhất trong cuộc đời và biến một thế giới vốn không chắc chắn trở nên có thể dự đoán hơn.

Hơn nữa, nền tài chính còn là động cơ của tăng trưởng do các nhà đầu tư luôn tìm kiếm nguồn nhân lực và các công ty có ý tưởng tuyệt vời nhất.

Tuy nhiên, nền tài chính cũng có thể trở nên đáng sợ. Đó là khi bong bóng nổ tung và thị trường sụp đổ, những bản kế hoạch với tầm nhìn nhiều năm hướng tới tương lai có thể bị phá hủy. Ngay cả khi cuộc khủng hoảng 2008 lắng xuống, những gì nó để lại vẫn là nợ và thất nghiệp. Vậy câu hỏi có giá trị là liệu việc làm đúng có phải là ủng hộ những gì tốt và loại bỏ những gì có hại cho nền tài chính?

Lịch sử là một nơi tốt để tìm ra câu trả lời. Năm cuộc khủng hoảng tàn phá nền tài chính: bắt đầu từ sự sụp đổ đầu tiên của Mỹ năm 1792 và kết thúc bằng cuộc đại khủng hoảng lớn nhất thế giới năm 1929, làm nổi bật lên hai xu hướng lớn trong sự phát triển của nền tài chính.

Xu hướng đầu tiên xuất phát từ sự ra đời của những tổ chức nhằm nâng cao đời sống kinh tế của con người, chẳng hạn như các ngân hàng trung ương, dịch vụ bảo hiểm tiền gửi và thị trường chứng khoán. Đó không phải là những sản phẩm được thiết kế cẩn thận trong một khoảng thời gian yên tĩnh, mà được lát cùng nhau ở tầng dưới cùng của vách đá tài chính. Thường thì những gì bắt đầu bước ra từ hậu khủng hoảng lại trở thành đặc trưng lâu dài trong hệ thống tài chính. Và nếu lịch sử là một bài học và một sự chỉ dẫn nào đó thì việc ra quyết định giờ đây sẽ chịu ảnh hưởng từ nhiều thập kỷ trước.

Điều này làm cho xu hướng thứ hai trở nên rắc rối hơn. Cách ứng phó với một cuộc khủng hoảng thường đi theo một kiểu quen thuộc. Đầu tiên là việc quy trách nhiệm. Các bộ phận mới trong hệ thống tài chính chịu sự nói xấu, một loại hình mới của ngân hàng, nhà đầu tư hoặc những tài sản được xác định là thủ phạm gây ra cuộc khủng hoảng sau đó sẽ bị cấm hoặc bị luật lệ điều chỉnh để không còn tồn tại được nữa. Và cuối cùng kết thúc bằng sự cố thủ xung quanh luận điểm ủng hộ công khai cho thị trường tư nhân, trong khi phần còn lại của thị trường tài chính được xem là thiết yếu thì sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn nữa từ phía nhà nước. Đây là một cách tiếp cận có vẻ hợp lý và làm cho người ta yên tâm.

Nhưng thực ra, nó lại đang phá hủy đi hệ thống tài chính một cách từ từ.

Walter Bagehot, biên tập viên của The Economist vào khoảng thời gian giữa những năm 1860-1877 cho rằng, cơn hoảng loạn tài chính đã xảy ra khi dòng vốn "tư bản mù" của khu vực công lũ lượt chảy vào những khoản đầu tư mang tính đầu cơ thiếu khôn ngoan. Tuy nhiên, những cải cách với thiện chí tốt lại càng làm cho vấn đề tồi tệ hơn. Bagehot đã lo lắng về tầm nhìn của người Anh khi gắn chặt các ngân hàng Iceland với đồng bảng Anh với nhận thức rằng 35.000 bảng Anh tiền gửi luôn an toàn nhờ được bảo hiểm bởi nhà nước. Nhưng trên thực tế, các nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể dựa vào chính nhà nước để làm cho Bagehot phải nổi giận.

Năm cuộc khủng hoảng được đề cập trong báo cáo này sẽ tiết lộ những người khổng lồ của nền tài chính hiện đại như Sàn giao dịch chứng khoán New York, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, những ngân hàng khổng lồ của Vương Quốc Anh, thực sự đã đến từ đâu? Đồng thời các bài học lịch sử từ năm cuộc khủng hoảng cũng nhấn mạnh cách thức mà nhiều cải cách liên tiếp có xu hướng ngăn cách các nhà đầu tư ra khỏi rủi ro và qua đó, cung cấp cho các nhà quản lý và hoạch định những bài học lớn trong thời đại hậu khủng hoảng hiện nay.


Nguồn Gafin/ The Economist 

Vàng tăng giá trở lại do bất ổn tại Ukraine leo thang


Tuần trước, giới đầu tư quay trở lại với vàng khi giá vàng có đợt tăng dài nhất trong tháng do căng thẳng leo thang tại Ukraine.

Tính đến ngày 22/4, các quỹ đầu tư đã tăng vị thế mua dài hạn đối với vàng, khiến giá vàng giảm mạnh trong 4 tuần. Ba ngày tiếp theo giá vàng tăng trở lại, đưa giá hợp đồng vàng có kỳ hạn lên mức giá khởi đầu năm cao nhất kể từ năm 2006.

Tuần trước, giá hợp đồng vàng có kỳ hạn tăng 0,5% lên 1.300,8 USD/ounce trên sàn Comex. Theo Ủy ban giao dịch hàng hóa có kỳ hạn Mỹ, tính đến ngày 22/4, vị thế mua vàng dài hạn tăng 0,5% lên 90.572 hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, đánh dấu đợt tăng đầu tiên kể từ ngày 18/3. Cả hai nắm giữ vàng dài hạn và ngắn hạn đều giảm, thể hiện sự thay đổi trong hoạt động cá cược của giới đầu tư.

Tính đến thời điểm hiện tại của năm 2014, giá vàng đã tăng 8,2%, so với mức giảm 28% của năm 2013 do thời tiết bất thường đã kéo giảm tăng trưởng kinh tế Mỹ đồng thời, căng thẳng bùng lên giữa Nga và Ukraine.

Giá vàng chạm đỉnh cao nhất trong 6 tháng sau khi Nga sáp nhập Crimea vào tháng 3 và sau đó giảm gần 9% khi căng thẳng lắng xuống. Tuần trước, chiến sự bùng nổ cũng như Liên minh châu Âu tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga đã thúc đẩy nhu cầu trú ẩn vào các tài sản an toàn của giới đầu tư.

Thị trường sẽ còn phải chứng kiến nhiều đợt vàng tăng giá, giảm giá thất thường. Tình hình giá vàng hiện này phụ thuộc rất lớn vào khủng hoảng tại Ukraine. Adrian Day, chủ tịch của quỹ tài sản Adrian Day dự báo rằng, vàng sẽ tiếp tục tăng giá nhưng thị trường cần phải kiên nhẫn.

Các quỹ đầu tư và nhà quản lý tài sản đã có một khoảng thời gian khó khăn trong việc dự đoán bước đi tiếp theo của giá vàng, dẫn đến việc đánh giá sai giá vàng trong 2/4 tuần trước đó.

Trong báo cáo ngày 13/4, Goldman Sachs dự báo, sự tăng giá của vàng sẽ không kéo dài. Suy thoái kinh tế đầu năm 2014 chỉ là "thoáng qua", và sự phục hồi trong tốc độ tăng trưởng sẽ kéo giảm giá vàng xuống thấp hơn. Barclays và ABN Amro cũng dự báo rằng, giá vàng sẽ giảm mạnh.


Nguồn Theo DVO/ Bloomberg

Tổng hợp thị trường tuần từ 20 - 27 tháng 4/2014


Trong tuần qua, Vàng tăng 0.58%, đóng của tuần ở mức 1302.00 USD/Oz và là tuần tăng thứ 3 trong 4 tuần gần đây của Kim loại quý này (nhưng chỉ là mức hồi phục trở lại sau những tuần giảm giá mạnh trước đó). Nguyên nhân chủ yếu giúp Vàng tăng giá tuần qua chính là bạo lực bùng phát mạnh trở lại tại Ukraine
(đặc biệt là tỉnh Donetsk ở miền đông nước này). Trong khi đó, Mỹ và Liên minh châu Âu đã thông qua lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga. Ở một thái cực ngược lại, Nga cũng đã tăng cường triển khai quân ở những vùng giáp ranh với biên giới với Ukraine.

Từ những căng thẳng trên đã làm lu mờ các chỉ số kinh tế của Mỹ khá tốt được công bố trong tuần qua như: Doanh số bán nhà của Mỹ tháng vừa qua đã đạt mức 4.59 triệu căn hay Lượng đơn đặt hàng lâu bền( không tính nghành vận tải) trong tháng 3 cũng đạt vượt mong đợi của các nhà đầu tư ở mức 2%.

Thêm vào đó thị trường chứng khoán thế giới tuần vừa qua chủ yếu trong sắc đỏ chủ đạo. Điều này cũng là một lực hỗ trợ giá Vàng đi lên trong tuần vừa qua.

Tại New Zealand tuần qua, ngân hàng dự trữ liên bang New Zealand đã tiếp tục tăng lãi suất đồng NZD từ mức 2.75% lên 3%. Đây là đồng tiền lớn đầu tiên tăng lãi suất trong 2 tháng liên tiếp kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo của RBNZ, việc tăng lãi suất nhằm cân đối mục tiêu tăng trưởng và lạm phát của quốc gia này trong thời điểm hiện tại. Trong quý I- 2014 tăng trưởng kinh tế của New Zealand đã ở mức 3.5%, trong khi mức tăng trưởng mục tiêu trong năm 2014 là 3%. Điều này cũng cho thấy, New Zealand đang bước qua khủng hoảng nhanh hơn các quốc gia phát triển khác.

Tại khu vực Eurozone tuần qua đón nhận những tin tức khả quan được công bố từ đầu tầu kinh tế khu vực - Đức. PMI của nước này ở mức 54.2 điểm so với mức kỳ vọng của các chuyên gia ở 53.9 điểm. Hay khảo sát môi trường kinh doanh Ifo cho con số ấn tượng ở mức 111.2 điểm. Nhưng đó chỉ là những điểm sáng không nhiều tại khu vực này. Tuần vừa qua chủ tịch ECB ông Draghi có bài phát biểu được các nhà đầu tư quan tâm tại hội nghị ngân hàng trung ương Hà Lan tại Amsterdam. Nhưng với bài phát biểu không được như nhà đầu tư mong đợi, khi ông không đề cập gì đến giải pháp nào để kích thích nền kinh tế của Eurozone. Nơi đang rơi vào tình trạng giảm phát trong khi đồng EURO thì ngày càng mạnh lên



Tin tức cơ bản ngày 28/4/2014


Vào lúc 21h tại Mỹ công bố Lượng nhà chờ bán trong tháng 3. Hiện tại kinh tế Mỹ đang có những chuyển biến tích cực. Song tình hình nhà đất những tháng vừa qua lại không được khả quan. Đặc biệt tuần trước khi số liệu lượng nhà mới bán được trong tháng 3 đã ở mức thấp nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây. Vì vậy chỉ số được công bố mà tương đương số liệu các chuyên gia dự đoán ở mức tăng trưởng 1% thì sẽ là cú “hích” cho lĩnh vực nhà đất Mỹ. Điều này sẽ tác động tốt cho đồng bạc xanh, và có thể thúc đẩy thị trường trong ngày giao dịch đầu tuần.


Tổng hợp

Putin cắt liên lạc với Obama vì Ukraine


Điện Kremlin vừa tuyên bố sẽ ngừng tất cả các cuộc đối thoại cấp cao Nga - Mỹ để đáp lại việc Mỹ tiếp tục áp đặt thêm lệnh trừng phạt với Nga về vấn đề Ukraine, tờ Daily Beast của Mỹ đưa tin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có nhiều cuộc đàm thoại nhẳm giảm bớt căng thẳng cho tình hình ở Ukraine. Tuy nhiên, khi Mỹ và EU tiếp tục công bố thêm các lệnh trừng phạt đối với Nga, ông Putin đã quyết định ngừng tất cả các cuộc trao đổi trên.

Theo các quan chức ngoại giao và các nguồn tin thân cận với nhà lãnh đạo Nga, điện Kremlin đã ngừng tất cả các cuộc đối thoại cấp cao với chính quyền Obama bao gồm đối thoại giữa hai nguyên thủ và giữa các quan chức hàng đầu của hai nước.

Ông Igor Yurgens, Viện trưởng Viện Phát triển đương đại Nga, đồng thời được coi là một nhân vật thân cận với Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết: "Tổng thống Putin sẽ không nói chuyện với ông Obama nữa". Tuy nhiên ông cũng cho rằng quyết định này sẽ không kéo dài mãi mãi.

Cuộc đàm thoại gần đây nhất của Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Mỹ Obama diễn ra vào ngày 14/4. Trong cuộc gọi này, ông Obama kêu gọi ông Putin chấm dứt hỗ trợ các nhà hoạt động ủng hộ Nga có vũ trang ở Ukraine. Ông Obama cũng cảnh báo Mỹ sẽ áp đặt thêm nhiều lệnh trừng phạt với Nga nếu ông Putin vẫn cố thực hiện những chính sách hiện tại của mình ở Ukraine. Tuy nhiên, ông Putin khẳng định Nga không can thiệp vào miền đông Ukraine và nói "các suy đoán đều dựa trên những thông tin không chính xác".

Hôm 25/4, Ngoại trưởng Mỹ Kerry cảnh báo rằng Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga. Đối tượng bị trừng phạt lần này sẽ là các doanh nghiệp Nga và các cá nhân gần gũi với ông Putin
.


Theo Infonet

Cổ phiếu năng lượng bùng nổ có thể kéo phố Wall tăng điểm


Kể từ cuối tháng 2, động lực tăng giá của thị trường chủ yếu giá cổ phiếu của các công ty dầu mỏ.

Năng lượng là nhóm ngành hiệu quả nhất trong chỉ số S&P 500 kể từ ngày 25/2 khi giới đầu tư bắt đầu ổ ạt bán tháo các cổ phiếu công nghệ sinh học và cổ phiếu giá cao. Cổ phiếu của lĩnh vực này dự kiến sẽ tăng cao khi các công ty năng lượng lớn như Exxon, Chevron và ConocoPhillips báo cáo doanh thu vào tuần này. 

Xu hướng xoáy vào giá trị của các lĩnh vực sẽ hạn chế hoạt động bán tháo trên thị trường và theo Morgan Stanley, xu hướng này sẽ vẫn còn tiếp tục.

Theo Lipper thuộc công ty Thomson Reuters, các quỹ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng đã thu hút dòng vốn trong 9/10 tuần qua và trung bình đạt 488,9 triệu USD trong 4 tuần gần đây. Đây là con số cao nhất kể từ tháng 3/2011.

Xét về tổng doanh thu, doanh thu của ngành năng lượng đã tăng hơn 7% kể từ ngày 25/2 so với mức chỉ hơn 2% của chỉ số S&P 500 và mức giảm 1,8% của ngành y tế - ngành kém nhất tại thời điểm đó.

Mike O'Rourke, chiến lược gia thị trường tại công ty giao dịch Jones, nhận định, về bản chất, những công ty năng lượng lớn - chi trả cổ tức và duy trì các chương trình mua lại - sẽ không bị thua lỗ nếu giá cả hàng hóa cơ bản tiếp tục tăng cao.

Trong chỉ số Dow Jones và S&P 500, cả hai Exxon và Chevron đều đứng trong danh sách 10 công ty chỉ trả cổ tức hoàn toàn bằng USD. Với tỷ lệ giá/ doanh thu là 14,2 - thấp hơn nhiều so với mcs 17,8 của S&P 500, ngành năng lượng sẽ tiếp tục thu hút giới đầu tư khi thị trường tiếp tục xoáy vào giá trị. 

Faisel Khan, chuyên gia phân tích chứng khoán dầu cấp cao tại Citi, cho biết, rất nhiều công ty dầu lớn đang bước vào giai đoạn tiếp theo trong chu kỳ phát triển khi cả lợi nhuận và chi phí đều được nhấn mạnh hơn.

Đầu tuần trước, Halliburton - nhà cung cấp dịch vụ về dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới, cho biết, khách hàng đang đẩy mạnh chi tiêu cho việc khoan dầu và hoàn thành các giếng khoan nhờ ngân sách tăng lên. Schlumberger và Baker Hughes cũng cho biết, thị trường dầu mỏ tại Bắc Mỹ sẽ có cải thiện.

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, công suất trong lĩnh vực chiết tách dầu hiện tại đạt 99,2% tổng công suất, vượt xa so với mức trung bình của 40 năm là 92%.

Tính đến thời điểm hiện tại của mùa báo cáo doanh thu, 14 công ty năng lượng đã công bố kết quả, trong đó 11 công ty (79%) có doanh thu vượt ước tính.

Lịch sự kiện tuần 28/4 - 3/5

Ngày
Quốc gia
Thời gian
Sự kiện
28/4
Nhật Bản
7h50
Doanh số bán lẻ
29/4
Mỹ
22h00
Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Conference Board
EU
16h00
Cung tiền M3, nợ tư nhân
30/4
Nhật Bản
7h15
Chỉ số PMI sản xuất
7h50
Sản lượng sản xuất sơ bộ
9h30
Doanh thu tiền mặt trung bình năm
Dự kiến
Tuyên bố chính sách tiền tệ
14h00
Báo cáo triển vọng của BOJ
Dự kiến
Họp báo của BOJ
Mỹ
20h15
Thay đổi số liệu việc làm của ADP
20h30
GDP quý, chỉ số chi phí việc làm theo quý báo trước
22h30
Tồn kho dầu thô
1/5
Mỹ
2h00
Thông báo của FOMC, lãi suất của các quỹ liên bang
Trung Quốc
9h00
Chỉ số PMI sản xuất
Mỹ
19h30
Cắt giảm việc làm theo năm
20h30
Phát biểu của chủ tịch Fed, đơn xin trợ cấp thất nghiệp, chỉ số giá PCE theo tháng, tiêu dùng và thu nhập cá nhân theo tháng
21h00
Chỉ số PMI sản xuất chính thức
22h00
Chi tiêu xây dựng, chỉ số PMI sản xuất và giá sản xuất ISM
22h30
Dự trữ khí đốt tự nhiên
EU
Từ ngày 1 – 5/ 5
Dự báo kinh tế EU
2/5
Nhật Bản
7h30
Chi tiêu hộ gia đình, tỷ lệ thất nghiệp
7h50
Cơ sở tiền tệ
EU
16h00
Chỉ số PMI sản xuất chính thức
17h00
Tỷ lệ thất nghiệp
Mỹ
20h30
Thay đổi số liệu việc làm phi nông nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp
22h00
Đơn hàng sản xuất
3/5
Trung Quốc
9h00
Chỉ số PMI phi sản xuất

Nguồn Theo DVO/ Reuters

27/4/14

Nhận định thị trường vàng tuần 5 tháng 4/2014


Tuần trước, giá vàng nhỉnh hơn 1.300 USD/ounce do bạo lực tại Ukraine thúc đẩy nhu cầu trú ẩn và thị trường chứng khoán giảm điểm hỗ trợ giá vàng.

Trong cả tuần, vàng tăng 0,5% và là tuần thứ 3 trong 4 tuần gần đây tăng giá. Howard Wen, chuyên gia phân tích tại HSBC nhận định, vàng tăng giá chủ yếu là do tâm lý lo ngại rủi ro.

Mặt khác, xu hướng tuần tới của đa số chứng khoán vẫn sẽ là giảm điểm. Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 79,770 điểm. Chỉ số WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh - giảm xuống 73,05 điểm.

Theo phân tích kỹ thuật tại đồ thị D1 cho tuần tới của vàng.
Ta thấy vàng đã tới cản trên của trend giảm theo mô hình flag. Tại đây cũng trùng với mức fibo 38.2 ở vùng giá 1310. Tuần này, chúng ta có 2 kịch bản cho giá vàng:

1. Giá vàng sẽ hồi về mức 61.8 tại vùng giá 1260 và đảo chiều đi lên các mức fibo tiếp theo. Do tại fibo 61.8 là mức cản đã tranh chấp nhiều lần trong nhiều tháng qua kể từ tháng 10/2013.

2. Khi giá vàng tuần tới vượt qua vùng 1310, cũng là mức fibo 38.2, đồng thời cho thấy dấu hiệu bứt phá rõ ràng vượt hẳn lên trên đường MA200 sẽ cho ta tín hiệu tăng mạnh mẽ. Dự đoán ở kịch bản này, giá vàng sẽ đi lên vùng giá tiếp theo là 1350 (một vùng cản cứng từ nhiều tháng qua)

Biểu đồ giá vàng tại D1

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào lúc 1 giờ sáng ngày 1/5 và bản tin NFP vào lúc 7h30 ngày 2/5, lấy tín hiệu để tiếp tục giao dịch.

Giá vàng vượt 1.300 USD/ounce khi Mỹ, phương Tây tăng cường trừng phạt Nga

Giá vàng nhỉnh hơn 1.300 USD/ounce do bạo lực tại Ukraine thúc đẩy nhu cầu trú ẩn và thị trường chứng khoán giảm điểm hỗ trợ giá vàng.

Giá vàng giao ngay trên Kitco lúc 5h57 là 1.303,8 USD/ounce. Trong phiên giao dịch, giá vàng tăng từ mức dưới 1.292 USD/ounce lên đến 1.304,1 USD/ounce.

Giá vàng giao ngay trên Kitco (Đường màu xanh lá cây)


Theo số liệu sơ bộ của Reuters, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex tăng 10,20 USD/ounce lên 1.300,8 USD/ounce với khối lượng giao dịch thấp hơn 30% so với mức trung bình 30 ngày.

Trong cả tuần, vàng tăng 0,5% và là tuần thứ 3 trong 4 tuần gần đây tăng giá.

Howard Wen, chuyên gia phân tích tại HSBC nhận định, vàng tăng giá chủ yếu là do tâm lý lo ngại rủi ro.

Tổng thống Barack Obama cho biết Mỹ cùng Liên minh châu Âu chuẩn bị áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt Nga trước động thái của nước này tại Ukraine. Khủng hoảng leo thang khi một số phần tử ly khai thân Nga tại thị trấn Slaviansk chiếm giữ xe bus trở lực lượng hòa giải quốc tế.

Ngày 24/4, trước việc lực lượng Ukraine hạ sát 5 binh sỹ thân Nga, chính phủ Nga đã tiến hành dàn quân gần biên giới giữa hai nước. 

Chứng khoán Mỹ giảm thấp theo giá cổ phiếu tiêu dùng hàng hóa không thiết yếu do doanh thu quý I của Amazon.com và công ty sản xuất ô tô Ford giảm xuống.

Carsten Fritsc, chuyên gia phân tích của Ngân hàng Commerzbank, cho biết, diễn biến của thị trường chứng khoán trong những tuần tới cũng như số liệu kinh tế Mỹ và quyết định về mức lãi suất vẫn sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng đến triển vọng của thị trường vàng.

Trong số liệu kinh tế công bố ngày 25/4, niềm tin tiêu dùng của Mỹ trong tháng 4 cao hơn so với dự báo, lên mức cao nhất trong 9 tháng theo chỉ số của hãng thông tấn Thomson Reuters và Đại học Michigan. Tuy nhiên, lĩnh vực dịch vụ của Mỹ tăng trưởng chậm hơn.

Trên thị trường vàng vật lý, một quan chức Ấn Độ cho biết, chính phủ sẽ không ngay lập tức thu hồi các quy định hạn chế đối với hoạt động nhập khẩu vàng mà chỉ thực hiện điều chỉnh lại.

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, lấy tín hiệu để tiếp tục giao dịch.

Ngoài ra, bạc tăng 0,1% lên 19,62 USD/ounce. Bạch kim tăng 0,8% lên 1.417,5 USD/ounce, palladium tăng 1% lên 806,75 USD/ounce.

Các hãng sản xuất bạch kim ở Nam Phi gồm Anglo American Platinum, Impala Platinum Holdings và Lonmin cho biết vẫn chưa tìm ra biện pháp giải quyết cho cuộc biểu tình kéo dài 3 tháng liên quan đến vấn đề tiền lương và lợi ích.


Nguồn Gafin/ Reuters/ DVO

USD tăng so với rúp khi căng tăng tại Ukraine leo thang


USD lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần so với rúp do tình hình bạo lực giữa Nga và Ukraine gia tăng trở lại.

Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 79,763 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD so với nhiều đồng tiền mạnh khác - không thay đổi nhiều so với ngày 24/4, ở 73,05 điểm.

Ngày 25/4, các quan chức tại Ukraine cho biết sẽ triển khai lực lượng nhằm cô lập thành phố ở miền đông bị các phần tử ly khai thân Nga chiếm giữ. Tổng thống Ukraine cáo buộc Nga muốn khiêu khích, kích thích bùng nổ chiến tranh thế giới thứ 3. Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Kerry cũng cảnh báo Tổng thống Nga nên rút lui khỏi Ukraine nếu không muốn phải hứng chịu thêm các biện pháp trừng phạt mới.

USD giao dịch ở 36,032 RUB/USD, mức giá cao nhất kể từ ngày 15/4 và cao hơn so với phiên giao dịch cuối ngày 25/4 là 25,776 RUB/USD. Tính đến thời điểm hiện tại, USD đã tăng 9,4% so với rúp.

RUB - USD


Đây là kết quả của việc S&P hạ xếp hạng tín nhiệm của Nga khi nhận thấy khả năng dòng vốn chảy ra khỏi Nga sẽ tiếp tục tăng lên, triển vọng tăng trưởng suy giảm trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Ukraine. Ngân hàng trung ương của Nga khiến thị trường phải sửng sốt khi tăng lãi suất cho vay lên 7,5% vào ngày 25/4.

USD giảm xuống so với yên, giao dịch ở 102,14 JPY/USD. Tuần này, lợi suất trái phiếu của Mỹ giảm thấp là áp lực chính giúp yên tăng giá so với USD. Giới đầu tư không bị ảnh hưởng bởi số liệu tích cực của Mỹ vì cho rằng, các con số này sẽ không khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đẩy nhanh kế hoạch cắt giảm gói nới lỏng định lượng.

JPY - USD


Ngoài ra, bảng Anh cũng dao động nhẹ so với USD, giao dịch ở 1,6804 USD/GBP, nhỉnh hơn so với 1,6801 USD/GBP vào cuối ngày 24/4 nhờ doanh số bán lẻ trong tháng 3 của Anh tăng 0,1% trái ngược với dự báo là giảm 0,5%.

USD - GBP


Euro cũng tăng nhẹ so với USD với 1,3836 USD/EUR. 

USD - EUR


Đô la Úc tăng lên giao dịch ở 92,69 USD/AUD.

USD - AUD


Nguồn Theo DVO

25/4/14

Ukraine: Ngoài “khẩu chiến”, trong “hỗn chiến”

Trong khi Nga lên tiếng cáo buộc Ukraine và Mỹ phá vỡ thỏa thuận Geneva thì Mỹ cũng cho rằng Nga không tuân thủ tinh thần hay ngữ nghĩa của thỏa thuận này.
Thỏa thuận Geneva đạt được hôm 17/4, xác định các bước đi cụ thể đầu tiên nhằm giảm căng thẳng tại Ukraine và khôi phục an ninh đối với tất cả các công dân.

7 ngày sau khi 4 bên (EU, Nga, Mỹ, Urkraine) ra tuyên bố chung nhất trí rằng "tất cả các bên phải kiềm chế mọi bạo lực, đe dọa hoặc hành động khiêu khích", tình hình căng thẳng ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Các bên không ngừng cáo buộc lẫn nhau xung quanh việc thực thi thỏa thuận này.
 Obama và Thủ tướng Ukraine

Tranh cãi

Ngày 23/4, Nga lên tiếng cáo buộc Ukraine và Mỹ phá vỡ thỏa thuận và cho rằng 2 nước này đang phớt lờ những hành động mang tính khiêu khích của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine.

Hãng Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow vẫn tin tưởng phương Tây đang rất nghiêm túc trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình ở Ukraine thế nhưng “thực tế lại không như vậy”.

Nga đang “hết sức ngạc nhiên về cách hiểu sai lệch của các nhà lãnh đạo ở Kiev và Washington về thỏa thuận đã đạt được”. Trong khi thỏa thuận đưa ra lời kêu gọi các nhóm vũ trang từ bỏ vũ khí thì Kiev và Washington cũng như một số nước châu Âu lại tiếp tục cho rằng chỉ cần những công dân miền Đông Nam Ukraine, những người đang bảo vệ quyền lợi của mình, từ bỏ vũ khí thì mọi việc sẽ được giải quyết.

“Trong khi đó, họ lại “làm ngơ” trước những hành động khiêu khích của các phần tử cánh hữu cực đoan”, (ám chỉ các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine).

Không chỉ thế, phát biểu trên Đài truyền hình Nga RT ngày 23/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ “đang đạo diễn màn kịch” ở Ukraine.
Ông nói việc Kiev tái triển khai chiến dịch “chống khủng bố” ở miền đông vào ngày 22/4 cùng lúc với việc Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev “nói lên nhiều điều”.
Đáp lại, ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho rằng Nga không tuân thủ các thỏa thuận nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Đây là bình luận công khai đầu tiên của ông chủ Nhà Trắng kể từ sau hội nghị 4 bên về Ukraine ở Geneva, Thụy Sĩ.
Phát biểu trong chuyến thăm Tokyo, ông Obama nói: "Cho tới nay, ít nhất những gì chúng tôi chứng kiến là họ không tuân thủ tinh thần hay ngữ nghĩa của thỏa thuận Geneva. Thay vào đó, chúng tôi tiếp tục thấy những phần tử vũ trang ác tâm chiếm đóng các tòa nhà, quấy rối những người không đồng tình với họ, gây mất ổn định khu vực, nhưng chúng tôi không thấy Nga ra mặt ngăn cản điều này".

Tổng thống Obama nhấn mạnh: "Mặt khác, các bạn thấy chính quyền ở Kiev đang có những bước đi rất cụ thể như công bố luật ân xá, đề xuất hàng loạt cải cách mang tính tổng thể trên tinh thần tôn trọng hiến pháp. Điều đó phù hợp với những gì chúng ta thảo luận ở Geneva".


Và bạo lực


Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 24/4 cho biết, quân đội nước này đã giao tranh với người biểu tình tại hai thị trấn ở miền Đông trong đêm qua và rạng sáng nay (theo giờ địa phương).

Bộ trên cho hay quân đội Ukraine sau đó đã giành lại được quyền kiểm soát tòa nhà hội đồng thành cảng Mariupol và phản kích một cuộc tấn công của người biểu tình nhằm vào căn cứ quân sự ở thị trấn Artemivsk.

Mariupol là thành phố có gần 500.000 dân, từng xảy ra vụ tấn công vào một đơn vị quân đội Ukraine khiến ba người thiệt mạng. Những người biểu tình đã chiếm giữ tòa nhà hội đồng thành phố này từ hôm 13/4.

"Tòa thị chính đã được giải phóng và có thể hoạt động trở lại bình thường," quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov tuyên bố trên trang Facebook.

Còn tại Artemivsk, được coi là cửa ngõ phía bắc của vùng Donestk, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết "gần 100 phần tử ly khai dùng súng máy và lựu đạn" tấn công vào một căn cứ quân sự tại đây. Một binh sĩ Ukraine đã bị thương, nhưng không nghiêm trọng.

"Lực lượng biểu tình đã bị đánh bật ra và hứng chịu tổn thất lớn," Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov nói trong một tuyên bố riêng.

Hôm 23/4, chính quyền Kiev cũng thông báo đã tái chiếm lại Svyatogorsk, một ngôi làng nhỏ với 5.000 dân, song những người dân địa phương nói với AFP rằng lực lượng biểu tình chưa hề có mặt ở khu vực này.

Trước đó, ngày 22/4, Tổng thống tạm quyền Ukraine, Oleksandr Turchynov đã tuyên bố tái triển khai chiến dịch quân sự chống người biểu tình tại miền Đông nước này, sau khi phát hiện 2 thi thể ở thành phố Slavyansk, trong đó một nạn nhân là ủy viên hội đồng thành phố gần đó.

Sưu tập

24/4/14

NHTW - Quyền lực sau khủng hoảng (P1): Những người bẻ lái

6 tuần 1 lần, những người quyền lực lại nhóm họp. Họ được xem là những người thao túng thế giới, cả trên thị trường và chính trường.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương (NHTW) đã mạnh tay cắt giảm lãi suất, mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ và ứng cứu các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đến nay đã dùng “hết sách” nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan. Phải chăng quyền lực của các NHTW đã giảm sút.

6 tuần 1 lần, những người quyền lực nhất trong nền kinh tế toàn cầu lại gặp nhau trên tầng 18 của một tòa nhà xấu xí gần trạm xe lửa ở thành phố Basel, Thụy Sĩ. Họ được xem là những người thao túng thế giới, cả trên thị trường và chính trường.

Cuộc họp quyền lực

Nhóm quyền lực bao gồm Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Janet Yellen và người đồng nhiệm ở NHTW châu Âu (ECB), ông Mario Draghi, cùng 16 quan chức tiền tệ hàng đầu khác đến từ Bắc Kinh, Frankfurt (Đức), Paris và nhiều nơi khác. Họ bỏ ra gần 2 giờ để trao đổi quan điểm trong một buổi tranh luận do Thống đốc NHTW Mexico Agustín Carstens cầm trịch.

Không ai ghi lại biên bản nhưng các nhà quản lý tiền tệ thế giới có ảnh hưởng nhất cho biết cuộc họp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mở rộng kiến thức của họ. Những cuộc họp như vậy đã có từ rất lâu. Theo nhiều người, qua những cuộc họp này họ thiết đặt lãi suất và kiểm soát cung tiền, giám sát các chính phủ và ngân hàng. Thậm chí họ được công chúng xem như những siêu sao. Họ quyết định những gì xảy ra trên thị trường, chính trường và thao túng cả hành tinh.
`

TP Basel - nơi diễn ra những cuộc họp của các lãnh đạo NHTƯ.

Nhưng kể từ khi nhiều NHTW giảm lãi suất gần bằng không, mua nợ và ứng cứu các ngân hàng, sự bất đồng ngấm ngầm len lỏi vào các cuộc bàn luận thường kỳ. Những cuộc thảo luận nội bộ của họ ít mang lại ấn tượng thành công. Các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn tăng trưởng ì ạch; ngân hàng, hộ gia đình và các chính phủ vẫn ngập sâu trong nợ; các ngân hàng sử dụng chính sách tiền tệ không theo quy ước ngày một nhiều hơn.

Các chuyên gia tiền tệ từ những nền kinh tế mới nổi đã phàn nàn rằng các biện pháp của châu Âu và Mỹ đã đẩy mạnh dòng tiền đầu cơ không mong muốn. Hay tại Mỹ, thành viên của Ban Thống đốc FED đang tranh cãi quanh việc có nên chấm dứt việc chi hàng ngàn tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ hay không. Tại Anh, NHTW khiến công chúng mơ hồ với những công bố trái ngược về các quyết định lãi suất tương lai.

Và ở EU, sự chia rẽ của các cơ quan giám sát tiền tệ của Hội đồng ECB khiến cuộc chiến đẩy lạm phát trở nên khó khăn. Tại cuộc họp gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, các chuyên gia chính sách tài chính và nhà điều hành ngân hàng thúc giục các thống đốc NHTƯ tiếp tục duy trì chính sách tiền rẻ. Các chính sách được bàn đến là mua thêm trái phiếu, duy trì lãi suất thấp và những giao dịch của NHTW liên quan đến chứng khoán nợ thế chấp.

Chiến binh đơn độc

Nếu có một cao bồi trong hàng ngũ các nhà NHTW toàn cầu, thì đó là Richard Fisher, Chủ tịch FED chi nhánh Dallas. Thần tượng của Fisher là Paul Volcker, Chủ tịch FED từ những năm 1980, người đã tính cực trục xuất bóng ma lạm phát ra khỏi Hoa Kỳ. Ngược lại mong muốn của Tổng thống Jimmy Carter và phần đông công chúng, ông đẩy lãi suất cơ bản lên những mức cao kỷ lục.

Điều này dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế nặng, nhưng cũng chấm dứt tình trạng lạm phát 2 con số. Đối với Fisher, Volcker thuộc vào hàng ngũ "các vị thánh của chính sách tiền tệ". Nhưng kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính, kịch bản đối với các nhà NHTW không còn chứa những yếu tố như các bộ phim của phương Tây, mà giống loạt phim "Phòng cấp cứu" của Mỹ hơn.

Không ai nhận thức điều này rõ hơn Fisher, người đã có mặt trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt sau sự sụp đổ của Lehman, khi chính phủ đã phải ứng cứu các ngân hàng lớn và bảo vệ các khu vực tài chính khỏi sụp đổ. Lãi suất đã giảm xuống gần như bằng không và chính phủ đã mua trái phiếu kho bạc trên quy mô lớn.

Các nỗ lực cứu hộ cuối cùng đã thành công, nhưng bệnh nhân vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Nền kinh tế chỉ từ từ nhích lên và nhiều nhà máy vẫn không hoạt động hết công suất. Điều này khiến một số đồng nhiệm của Fisher trong Ban Thống đốc FED ủng hộ bơm thêm tiền vào nền kinh tế.

Fisher thì ngược lại, ông cảm thấy bối rối khi FED đã chi tới 18.000 tỷ USD - tương đương 1/4 tòa bộ nợ công Mỹ - để mua trái phiếu và chứng khoán thế chấp nhưng hiệu quả quá ít ỏi. Đó là do phần lớn số tiền được bơm ra lĩnh vực tài chính không đến được khu vực tư nhân dưới dạng tín dụng cho vay như các nhà NHTW mong đợi.

Thay vào đó, nó chảy vào thị trường chứng khoán, nơi giá đã đạt những mức cao đáng lo ngại trong những tháng gần đây. Thị giá chứng khoán nay đã xấp xỉ những mức như trước ngày Thứ sáu Đen năm 1929 và vụ vỡ bong bóng dotcom 70 năm sau đó. Tuy nhiên, Fisher hiện như một "chiến binh đơn độc".

Nhân dân tệ xuống thấp nhất 16 tháng so với USD


USD tăng so với đô la Úc, giảm so với euro sau số liệu về doanh số bán nhà mới tại Mỹ.

Theo Bộ Thương mại, doanh số bán nhà mới tại Mỹ trong tháng 3 giảm 14,5% xuống 384.000 căn, thấp hơn dự báo trước đó. Chỉ số PMI sơ bộ của Markit trong tháng 4 giảm xuống 55,4 điểm so với mức 55,5 điểm trong tháng 3.

Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 79,869 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh - tăng lên 73,11 điểm.

Đô la Úc giảm xuống 92,88 USD/AUD so với mức giao dịch cuối ngày 22/4 là 93,66 USD/AUD. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,6% trong quý I/2014, đẩy tốc độ lạm phát hàng năm lên 2,9%. Con số này thấp hơn so với dự báo của Wall Street Journal là 0,8%. Nếu lạm phát hàng năm tiếp tục tăng trên mức mục tiêu vào khoảng 2% - 3% thì, Ngân hàng Dự trữ Úc có thể sẽ tăng lãi suất trong thời gian tới.


USD - AUD

Tại Trung Quốc chỉ số sơ bộ PMI của HSBC tăng lên 48,3 điểm trong tháng 4, nhỉnh hơn so với tháng trước đó là 48 điểm và kết thúc chuỗi giảm liên tiếp kể từ tháng 10/2013. Trong khi đó, báo cáo cũng cho biết, số lượng đơn hàng xuất khẩu mới và số việc làm giảm mạnh. Kết quả là, nhân dân tệ xuống thấp nhất trong 16 tháng so với USD.


CNY - USD

Euro tăng lên giao dịch ở 1,3816 USD/EUR. Hoạt động kinh doanh sản xuất và dịch vụ của khu vực đồng euro trong tháng 4 có dấu hiệu tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2011 nhờ chỉ số PMI của Markit tăng lên 54 điểm so với tháng 3 là 53,1 điểm. Thị trường cũng đang trông đợi, Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ thực hiện nới lỏng định lượng.



USD - EUR

Ngoài ra, bảng Anh giảm so với USD xuống 1,6782 USD/GBP.


USD - GBP

USD giảm xuống giao dịch ở 102,53 JPY/USD.


JPY- USD


Nguồn: Gafin

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức