Thỏa thuận Geneva đạt được hôm 17/4, xác định các bước đi cụ thể đầu tiên nhằm giảm căng thẳng tại Ukraine và khôi phục an ninh đối với tất cả các công dân.
7 ngày sau khi 4 bên (EU, Nga, Mỹ, Urkraine) ra tuyên bố chung nhất trí rằng "tất cả các bên phải kiềm chế mọi bạo lực, đe dọa hoặc hành động khiêu khích", tình hình căng thẳng ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Các bên không ngừng cáo buộc lẫn nhau xung quanh việc thực thi thỏa thuận này.
Tranh cãi
Ngày 23/4, Nga lên tiếng cáo buộc Ukraine và Mỹ phá vỡ thỏa thuận và cho rằng 2 nước này đang phớt lờ những hành động mang tính khiêu khích của những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine.
Hãng Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow vẫn tin tưởng phương Tây đang rất nghiêm túc trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình ở Ukraine thế nhưng “thực tế lại không như vậy”.
Nga đang “hết sức ngạc nhiên về cách hiểu sai lệch của các nhà lãnh đạo ở Kiev và Washington về thỏa thuận đã đạt được”. Trong khi thỏa thuận đưa ra lời kêu gọi các nhóm vũ trang từ bỏ vũ khí thì Kiev và Washington cũng như một số nước châu Âu lại tiếp tục cho rằng chỉ cần những công dân miền Đông Nam Ukraine, những người đang bảo vệ quyền lợi của mình, từ bỏ vũ khí thì mọi việc sẽ được giải quyết.
“Trong khi đó, họ lại “làm ngơ” trước những hành động khiêu khích của các phần tử cánh hữu cực đoan”, (ám chỉ các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine).
Không chỉ thế, phát biểu trên Đài truyền hình Nga RT ngày 23/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ “đang đạo diễn màn kịch” ở Ukraine.
Nga đang “hết sức ngạc nhiên về cách hiểu sai lệch của các nhà lãnh đạo ở Kiev và Washington về thỏa thuận đã đạt được”. Trong khi thỏa thuận đưa ra lời kêu gọi các nhóm vũ trang từ bỏ vũ khí thì Kiev và Washington cũng như một số nước châu Âu lại tiếp tục cho rằng chỉ cần những công dân miền Đông Nam Ukraine, những người đang bảo vệ quyền lợi của mình, từ bỏ vũ khí thì mọi việc sẽ được giải quyết.
“Trong khi đó, họ lại “làm ngơ” trước những hành động khiêu khích của các phần tử cánh hữu cực đoan”, (ám chỉ các nhóm theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine).
Không chỉ thế, phát biểu trên Đài truyền hình Nga RT ngày 23/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cáo buộc Mỹ “đang đạo diễn màn kịch” ở Ukraine.
Ông nói việc Kiev tái triển khai chiến dịch “chống khủng bố” ở miền đông vào ngày 22/4 cùng lúc với việc Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tới Kiev “nói lên nhiều điều”.
Đáp lại, ngày 24/4, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cho rằng Nga không tuân thủ các thỏa thuận nhằm làm dịu cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Đây là bình luận công khai đầu tiên của ông chủ Nhà Trắng kể từ sau hội nghị 4 bên về Ukraine ở Geneva, Thụy Sĩ.
Đây là bình luận công khai đầu tiên của ông chủ Nhà Trắng kể từ sau hội nghị 4 bên về Ukraine ở Geneva, Thụy Sĩ.
Phát biểu trong chuyến thăm Tokyo, ông Obama nói: "Cho tới nay, ít nhất những gì chúng tôi chứng kiến là họ không tuân thủ tinh thần hay ngữ nghĩa của thỏa thuận Geneva. Thay vào đó, chúng tôi tiếp tục thấy những phần tử vũ trang ác tâm chiếm đóng các tòa nhà, quấy rối những người không đồng tình với họ, gây mất ổn định khu vực, nhưng chúng tôi không thấy Nga ra mặt ngăn cản điều này".
Tổng thống Obama nhấn mạnh: "Mặt khác, các bạn thấy chính quyền ở Kiev đang có những bước đi rất cụ thể như công bố luật ân xá, đề xuất hàng loạt cải cách mang tính tổng thể trên tinh thần tôn trọng hiến pháp. Điều đó phù hợp với những gì chúng ta thảo luận ở Geneva".
Và bạo lực
Tổng thống Obama nhấn mạnh: "Mặt khác, các bạn thấy chính quyền ở Kiev đang có những bước đi rất cụ thể như công bố luật ân xá, đề xuất hàng loạt cải cách mang tính tổng thể trên tinh thần tôn trọng hiến pháp. Điều đó phù hợp với những gì chúng ta thảo luận ở Geneva".
Và bạo lực
Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 24/4 cho biết, quân đội nước này đã giao tranh với người biểu tình tại hai thị trấn ở miền Đông trong đêm qua và rạng sáng nay (theo giờ địa phương).
Bộ trên cho hay quân đội Ukraine sau đó đã giành lại được quyền kiểm soát tòa nhà hội đồng thành cảng Mariupol và phản kích một cuộc tấn công của người biểu tình nhằm vào căn cứ quân sự ở thị trấn Artemivsk.
Mariupol là thành phố có gần 500.000 dân, từng xảy ra vụ tấn công vào một đơn vị quân đội Ukraine khiến ba người thiệt mạng. Những người biểu tình đã chiếm giữ tòa nhà hội đồng thành phố này từ hôm 13/4.
"Tòa thị chính đã được giải phóng và có thể hoạt động trở lại bình thường," quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov tuyên bố trên trang Facebook.
Còn tại Artemivsk, được coi là cửa ngõ phía bắc của vùng Donestk, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết "gần 100 phần tử ly khai dùng súng máy và lựu đạn" tấn công vào một căn cứ quân sự tại đây. Một binh sĩ Ukraine đã bị thương, nhưng không nghiêm trọng.
"Lực lượng biểu tình đã bị đánh bật ra và hứng chịu tổn thất lớn," Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov nói trong một tuyên bố riêng.
Hôm 23/4, chính quyền Kiev cũng thông báo đã tái chiếm lại Svyatogorsk, một ngôi làng nhỏ với 5.000 dân, song những người dân địa phương nói với AFP rằng lực lượng biểu tình chưa hề có mặt ở khu vực này.
Trước đó, ngày 22/4, Tổng thống tạm quyền Ukraine, Oleksandr Turchynov đã tuyên bố tái triển khai chiến dịch quân sự chống người biểu tình tại miền Đông nước này, sau khi phát hiện 2 thi thể ở thành phố Slavyansk, trong đó một nạn nhân là ủy viên hội đồng thành phố gần đó.
Sưu tập
Đăng nhận xét