BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong phap giao dich forex. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phuong phap giao dich forex. Hiển thị tất cả bài đăng

17/4/14

Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản (phần 3)



Định nghĩa: được xem như là một chỉ số thống kê số lượng nhà vừa bán ra cho các gia đình mới. chỉ số này dựa trên kết quả phỏng vấn 10,000 nhà thầu hoặc các chủ đầu tư của 15,000 dự án bất động sản được lựa chọn. chỉ số sẽ đo lường số lượng căn hộ mới được xây dựng so với doanh số bán cam kết trong 1 tháng.

Ý nghĩa: chỉ số này xem xét các số liệu lạc quan về chi tiêu cho việc mua nhà và các mặt hàng có liên quan cũng như chi phí tiêu dùng nói chung của người dân. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại thích sử dụng các báo cáo doanh thu căn hộ đã có sẵn hơn vì nó phản ánh tới gần 84% số lượng nhà được bán và thường được công bố vào đầu tháng.

Cơ quan phát hành: Cục thống kê dân số của Bộ Thương mại

Thời điểm phát hành: khoảng 10:00 sáng ngày làm việc cuối cùng của tháng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng so với dữ liệu tháng trước.


Định nghĩa: thu nhập cá nhân ở đây chỉ thu nhập của hộ gia đình có từ tất cả các nguồn khác nhau như: tiền lương, tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và kể cả tiền chuyển khoản.

Tiêu dùng cá nhân được phân ra thành tiêu dùng cho các sản phẩm thiết yếu, không thiết yếu và dịch vụ.

Ý nghĩa: thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định việc tiêu dùng (ở Mỹ, cứ mỗi Dollar được làm ra thì sẽ có 95 cent được tiêu dùng) và tổng giá trị tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế. Gia tăng tiêu dùng sẽ kích thích tăng trưởng và tạo thêm lợi nhuận cho thị trường chứng khoán.

Cơ quan phát hành: Cục phân tích kinh tế thuộc phòng Thương mại

Thời điểm phát hành: 8:30 (ET) sáng ngày làm việc đầu tiên của tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Lấy dữ liệu của tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Sáu. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới ít nhất dữ liệu của 5 năm. Tầm quan trọng là vừa phải.


Định nghĩa: chỉ số sản xuất vùng tổng hợp kết quả của các bang Pennsylvania, New Jersey và Delaware. Những vùng này đại diện cho khu vực sản xuất hỗn hợp của quốc gia.

Ý nghĩa: nếu chỉ số có giá trị đạt trên 50% tức là khu vực sản xuất đang mở rộng, ngược lại nếu dưới 50% thì sản xuất đang thu hẹp.

Nếu kết hợp chỉ số này với chỉ số Chicago Purchasing Manager sẽ hỗ trợ cho việc dự báo chính xác hơn kết quả của chỉ số ISM- là chỉ số dẫn đầu trong các chỉ số đánh giá tổng quan hoạt động kinh tế.

Cơ quan phát hành: ngân hàng dự trữ bang Philadelphia

Thời điểm phát hành: 10:00 (ET) sáng ngày thứ năm thứ ba của tháng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu được lấy của tháng hiện tại.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: những nhân tố thay đổi theo thời gian mới sẽ được công bố vào đầu năm. Tầm quan trọng ở mức vừa phải.


Định nghĩa: PPI đo lường mức giá trung bình của một rổ hàng hoá và tiền vốn cố định ở mức giá bán sỉ. Có 3 dạng của PPI đó là : công nghiệp , hàng hoá và quá trình sản xuất.

Ý nghĩa: việc kiểm soát chỉ số PPI (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) được xem là rất quan trọng nhằm ổn định mức giá hàng tháng. Nó còn được gọi là core PPI, cho ta một bức tranh rõ ràng hơn về xu hướng lạm phát cơ bản.

Sự thay đổi của core PPI được coi là 1 dấu hiệu của lạm phát. Áp lực của lạm phát được sản sinh khi core PPI tăng cao trên mức dự kiến.

Cơ quan phát hành: Cục Thống kê Lao động thuộc Phòng Lao động Hoa Kỳ.

Thời điểm phát hành: 8:30 (ET) sáng ngày 11 hàng tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Hai. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới ít nhất dữ liệu của 5 năm. Tầm quan trọng là không đáng kể.


Định nghĩa: doanh số bán lẻ đo lường tổng doanh số của ngành bán lẻ tại Mỹ (không bao gồm doanh số ngành dịch vụ). số liệu này được tính toán trên đồng Dollar Mỹ, không điều chỉnh khi lạm phát nhưng điều chỉnh theo thời điểm: mùa, lễ, ngày giao dịch và những thời điểm này khác nhau giữa các tháng trong năm.

Ý nghĩa: đây là chỉ số chính xác nhất trong số những chỉ số tiêu dùng. Chỉ số này chỉ ra ý nghĩa của những xu hướng giữa những nhóm nhà bán lẻ khác nhau. Những xu hướng này sẽ giúp chỉ ra những cơ hội đầu tư đặc biệt.

Việc giám sát doanh số bán lẻ (không bao gồm sản phẩm ôtô và xe tải) là rất quan trọng nhằm tránh những biến động bất ngờ của nền kinh tế.

Cơ quan phát hành: ban điều tra dân số của phòng thương mại

Thời điểm phát hành: khoảng 8:30 (ET) sáng ngày 12 hàng tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: Hàng tháng.

Xét duyệt: dữ liệu của 2 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Hai. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 5 năm. Tầm quan trọng của chỉ số này là khá lớn.


Định nghĩa: báo cáo này đánh giá sự khác bịêt giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Mỹ.

Ý nghĩa: nhập khẩu và xuất khẩu là bộ phận quan trọng của toàn bộ hoạt động kinh tế, đóng góp lần lượt 14% và 12% vào GDP. Ngoài ra, xuất khẩu phát triển còn thúc đẩy sự phát triền của thị trường chứng khoán.

Bất kỳ biến động nào trong 1 nền kinh tế đều gây ảnh hưởng tới thương mại và chính sách thương mại của nó với các nước bạn hàng, vì thế, báo cáo này cũng rất quan trọng với các nhà đầu tư quan tâm tới đa dạng hoá toàn cầu.

Cơ quan phát hành: ban điều tra dân số và ban phân tích kinh tế của phòng thương mại.

Thời điểm phát hành: khoàng 9:30(ET) sáng ngày 19 hàng tháng (9h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của 2 tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng.

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Bảy. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 3 năm. Tầm quan trọng của chỉ số này là khá nhỏ.

Theo The Portfolio Crafter – Maxi-Forex biên soạn và lược dịch

Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản (phần 2)


8. Existing Home Sales – Doanh số bán nhà sẵn có

Định nghĩa: Báo cáo này tính toán tỉ lệ bán nhà không sở hữu hoàn toàn. Nó được xem như là chỉ số hoạt động trong lĩnh vực nhà ở.

Ý nghĩa: Nó cung cấp tiêu chuẩn đánh giá không chỉ cho nhu cầu nhà ở mà còn là bước chuyển kinh tế. Mọi người phải có khả năng tài chính vững vàng khi mua một ngôi nhà.

Nguồn: Hiệp hội bất động sản quốc gia

Thời điểm phát hành: 10h sáng (10h tối giờ Việt Nam) ngày 25 hàng tháng (hoặc ngày giao dịch đầu tiên sau đó). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

Mật độ: hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng cho tháng trước đó. Những xét duyệt đó có thể là đối tượng cho những thay đổi quan trọng. Cũng có kiểm tra hằng năm cho 3 năm trước đó. Mốc chuẩn là 10 năm.

9. Gross Domestic Product (GDP) – Tổng sản lượng nội địa

Định nghĩa: GDP tính toán giá trị đồng dollar của tất cả các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất trong biên giới Liên bang Mỹ, bất chấp các sản phẩm và dịch vụ thuộc sở hữu của ai hay quốc tịch của người lao động sản xuất ra hàng hóa đó.

Số liệu cho cả đồng tiền thực và ảo. Nhà đầu tư luôn theo dõi tỉ lệ tăng trưởng thật vì nó điều chỉnh mức độ lạm phát.

Ý nghĩa: Đây là thước đo nền kinh tế tốt nhất. GDP tăng trưởng tốt là từ 2% – 2.5% (khi tỉ lệ thất nghiệp trong khoản 5.5% – 6.0%) Chuyển sang khả năng hợp tác kiếm tiền, đó là dấu hiệu tốt cho thị trường chứng khoán.

Mức tăng trưởng GDP cao làm đẩy nhanh tốc độ lạm phát, trong khi mức tăng GDP thấp là biểu hiện của một nền kinh tế yếu kém.

Cơ quan phát hành: Cục phân tích kinh tế, Bộ Thương mại Mỹ

Thời điểm phát hành: tuần thứ 3 hoặc thứ 4 trong tháng của quý được ưu tiên, với những xét duyệt từ tháng 2 và 3 trong quý.

Mật độ: theo quý

Xét duyệt: Những đánh giá được đưa ra trong tháng thứ 2 và thứ 3 của quý dựa trên những thông tin hoàn chỉnh. Dữ liệu chuẩn và những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giơi thiệu trong tháng 7 với dữ liệu của quý 2. Nó có hiệu lực nhất 3 năm và cũng khá quan trọng.

10. Housing Starts and Building Permits – Bắt đầu xây nhà và giấy phép công trình

Định nghĩa: Là số lượng nhà ở được xây dựng hằng tháng.

Ý nghĩa: Dùng để dự đóan sự thay đổi của GDP. Trong khi đầu tư nhà ở chiếm 4% GDP, tính không ổn định của nó chiếm phần nhiều hơn trong sự thay đổi GDP trong thời gian tương đối ngắn.

Nguồn: Bộ phận tính toán của Bộ thương mại

Thời điểm phát hành: khỏang ngày 16 của tháng, lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.

Mật độ: hàng tháng

Xét duyệt: Dữ liệu được xét duyệt hàng tháng lầy từ 2 tháng trước đó để kết hợp thông tin chặt chẽ hơn. Những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu trong thág 2 với những thông tin có được từ tháng 1. Nó có hiệu lực ít nhất 3 năm, và không quan trọng lắm.

11. Industrial Production and Capacity Utilization – Sản xuất công nghiệp và công nghiệp phục vụ công cộng

Định nghĩa: chỉ số sản xuất công nghiệp là một chuỗi đo lường trọng lượng sản phẩm của các ngành sản xuật vật chất, khai khóang và ngành công nghiệp phục vụ công cộng. Capacity utilization đo lường tỉ lệ giữa năng suất sử dụng đất và công cụ lao động được dùng trong các ngành công nghiệp nói trên.

Ý nghĩa: trong một nển kinh tế, khu vực công nghiệp chiếm khoảng 25% GDP, vì thế GDP thay đổi chủ yếu do tác động của khu vực công nghiệp. Do đó, sự biến đổi chỉ số sản xuất công nghiệp cung cấp những thông tin bổ ích về tình hình tăng trưởng hiện tại của GDP.

Các nhà đầu tư sử dụng chỉ số này như một chỉ báo lạm phát. Khi chỉ báo này tăng cao trên 85% tức là nguy cơ lạm phát xuất hiện.

Cơ quan phát hành: Uỷ ban điều hành Hệ thống dự trữ Liên bang

Thời điểm phát hành: vào khoảng 9:15 sáng ngày 15 hàng tháng (9h15 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu thu thập của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng so với 3 tháng trước đó nhằm giúp phản ánh thông tin hoàn chỉnh hơn. Các nhân tố điều chỉnh theo mùa sẽ được công bố vào tháng 12. Sự xét duyệt này ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 3 năm và tầm quan trọng là vừa phải.


Định nghĩa: một chỉ số của chính phủ nhằm theo dõi số lượng người than phiền để xác định tình hình bảo hiểm thất nghiệp.

Ý nghĩa: các nhà đầu tư sử dụng đường trung bình trượt 4 tuần của chỉ số này để dự đoán xu hướng của thị trường lao động. Sự dịch chuyển của 30,000 (hoặc hơn) than phiền báo hiệu tình hình tăng trưởng việc làm ổn định. Nên nhớ rằng số lượng than phiền càng thấp thì thị trường việc làm càng vững mạnh và ngược lại.

Cơ quan phát hành: ban điều phối đào tạo và việc làm của Bộ Lao động.

Thời điểm phát hành: 8:30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam), thứ năm. Dữ liệu thu thập trong 1 tuần và kết thúc trước ngày thứ bảy

Mật độ phát hành: hàng tuần

Xét duyệt: đối chiếu số liệu với số liệu tuần trước được công bố vào thứ năm hàng tuần. Tầm quan trọng ở mức độ vừa phải.


Định nghĩa: Chỉ số sản xuất ISM được xác đinh dựa trên bản khảo sát 300 giám đốc phụ trách mua hàng của các công ty trên toàn quốc, đại diện cho 20 ngành công nghiệp có liên quan tới hoạt động sản xuất. nó bao gồm những chỉ báo liên quan đến các đơn hàng mới, sản xuất, việc làm, tồn kho, giao nhận, giá cả và đơn hàng xuất nhập khẩu.

Ý nghĩa: chỉ số này được xem là dẫn đầu trong số tất cả các chỉ số sản xuất. nếu chỉ số này đạt giá trị trên 50% sẽ được coi là có dấu hiệu của sự phát triển mở rộng trong khu vực sản xuất và sự vững mạnh của nền kinh tế, trong khi một giá trị dưới 50 sẽ được liên hệ tới sự giảm sút hoặc thu hẹp.

Thêm vào đó, các thành phần thay thế khác của chỉ số cũng chứa đựng nhiều thông tin hữu ích về hoạt động sản xuất. các bộ phận của ngành sản xuất thì liên quan đến sản xuất công nghiệp, những đơn đặt hàng mới có liên quan tới những đơn đặt hàng lâu dài, việc làm sẽ liên quan tới bảng lương, giá thành sẽ liên quan tới giá sản xuất, đơn hàng xuất khẩu liên quan tới xuất khẩu mậu dịch, còn đơn hàng nhập khẩu liên quan tới nhập khẩu mậu dịch.

Chỉ số này sẽ điều chỉnh khác nhau tuỳ thuộc vào từng thời kỳ nhất định trong năm, sự khác biệt đó rơi vào các kỳ nghỉ lễ hoặc do sự thay đổi thể chế.

Cơ quan phát hành: Viện Quản trị Cung cấp, nguyên là NAPM (Hiệp hội các Giám đốc phụ trách thu mua Quốc gia)

Thời điểm phát hành: 10:00 sáng (ET) của ngày làm việc đầu tiên trong tháng. Dữ liệu của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu không được xét duyệt

14. ISM Services Index – Chỉ số dịch vụ ISM

Định nghĩa: chỉ số này cũng được xem là chỉ số ISM không bao gồm sản xuất. ISM service dựa trên kết quả khảo sát 370 chuyên viên phụ trách mua hàng trong lĩnh vực công nghiệp bao gồm: tài chính, bảo hiểm, bất động sản, truyền thông và các ngành phục vụ công cộng. chỉ số này báo cáo hoạt động kinh doanh của khu vực dịch vụ.

Ý nghĩa: nếu chỉ số có giá trị trên 50% tức là các thành phần không thuộc khu vực sản xuất vật chất của nền kinh tế đang phát triển tốt, còn nếu dưới 50% thì các ngành này đang có dấu hiệu suy giảm.

Chỉ số này sẽ thay đổi vào các thời kỳ khác nhau trong năm, sự khác biệt xuất hiện trong các ngày lễ hay do có sự thay đổi thể chế.

ISM service chỉ vừa mới ra đời vào năm 1997 nên chưa được các nhà đầu tư quan tâm nhiều bằng chỉ số sản xuất ISM đã xuất hiện từ những năm 40.

Cơ quan phát hành: Viện Quản trị Cung cấp, nguyên là NAPM (Hiệp hội các Giám đốc phụ trách thu mua Quốc gia)

Thời điểm phát hành: 10:00 sáng (10h tối giờ Việt Nam) ngày làm việc thứ ba của tháng. Dữ liệu của tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu này không được xét duyệt.


Theo The Portfolio Crafter – Maxi-Forex biên soạn và lược dịch

15/4/14

Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản (phần 1)


“Nếu bạn không biết các khái niệm CPI, PMI hay ECI có nghĩa gì, mà bạn lại muốn bắt tay vào đầu tư thì cuốn sách này sẽ giúp bạn giải thích những khái niệm đó và một vài điều kiện khác giúp bạn tiếp cận những chỉ số , giúp bạn đầu tư hiệu quả.

Cục Dự trữ Liên bang dùng những chỉ số kinh tế này để theo dõi tình hình lạm phát. Nếu chúng cho thấy áp lực của lạm phát, Cục dự trữ sẽ tăng mức lãi suất. Ngược lại, khi chúng cho thấy dấu hiệu giảm phát, thì mức lãi suất sẽ giảm.

Lãi suất là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế vì nó tác động đến việc từng cá nhân và doanh nghiệp mượn tiền để đầu tư. Một sự tăng lãi suất sẽ làm nền kinh tế suy yếu, trong khi giảm lãi suất sẽ gây nguy hiểm cho sự phát triển.

Mục đích của quyển sách này là để giải thích những thuật ngữ đơn giản, được hầu hết các nhà phân tích và đầu tư sử dụng. Lần tiếp theo khi bạn nghe những thuật ngữ này trên phương tiện thông tin hay những tạp chí tài chính, bạn có thể sử dụng những thông tin này để đánh giá hiệu quả tiềm ẩn của nền kinh tế và khả năng đầu tư của bạn.

Hãy đầu tư khôn ngoan.
Manuel Jesus-Backus”

Để tham khảo các thông tin, chỉ số kinh tế cập nhật hàng ngày và trong tuần, vui lòng tham khảo theo link dưới đây :

- Lịch kinh tế hàng ngày : Xem tại đây



Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản – Phần 1



Định nghĩa : Mỗi Ngân hàng của Cục dự trữ Liên bang tập hợp những thông tin liên quan đến tình trạng của nền kinh tế hiện nay dựa trên những báo cáo của Giám đốc các Ngân hàng và chi nhánh và giới thiệu chúng với những doanh nhân lớn, những nhà kinh tế, những chuyên gia thị trường, và những nguồn lực khác. Quyển Beige Book này tóm tắt lại những thông tin theo từng lĩnh vực.

Ý nghĩa: Cục dự trữ Liên bang sử dụng những báo cáo này, công với những chỉ số khác để quyết định mức lãi suất tại cuộc họp FOMC (Federal Open Market Committee). Cuộc họp này được tổ chức 2 tuần sau khi phát hành quyển Beige Book.

Nếu quyển Beige Book cho thấy tình trạng lạm phát tăng cao, thì Cục dự trữ sẽ tăng lãi suất. Và ngược lại, nếu Beige book cho thấy tình trạng giảm lạm phát, có thể lãi suất sẽ giảm

Cơ quan phát hành : Ban điều hành Dự trữ liên bang
Thời điểm phát hành: 2:00 chiều thứ tư trước cuộc họp FOMC
Mật độ : một năm 8 lần
Xét duyệt: dữ liệu không phải xét duyệt.

2. Chicago Purchasing Managers’ Index (PMI) – Chỉ số của các nhà quản lí mua hàng của Chicago

Định nghĩa: Nó dựa trên những cuộc điều tra hơn 200 nhà quản lí đánh giá sức mua trong nền công nghiệp sản xuất khu vực Chicago nơi phản ánh hoạt động phân phối của cả quốc gia.

Ý nghĩa: Dựa trên chỉ số của Cục dự trữ Philadenphia, có thể sự đoán được gần chính xác hơn chỉ số ISM, nó đang giảm hằng ngày theo tình hình kinh doanh. ISM là chỉ số hướng dẫn hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

Cơ quan phát hành: Hiệp hội các nhà quản lý mua hàng Chicago
Thời điểm phát hành: Ngày giao dịch cuối của tháng lúc 10h sáng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy trong tháng hiện tại
Mật độ : hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được kiểm tra mỗi năm một lần. Việc xét duyệt này cũng không quan trọng lắm

3. Consumer Confidence Index – Chỉ số niềm tin tiêu dùng

Định nghĩa: Một cuộc khào sát 5000 người tiêu dung về thái độ của họ đối với tình hình hiện tại và những mong muốn của họ trước tình trạng nền kinh tế đang tuột giảm.

Ý nghĩa: Báo cáo này đôi khi rất có ích trong việc dự đoán những thay đổi bất ngờ trong những mẫu khảo sát tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng sử dụng 2/3 tài khoản của mình vào nền kinh tế, nó giúp chúng ta hiểu thấu được hướng đi của nền kinh tế đó. Tuy nhiên, chỉ khi những chì số đó thay đổi ít nhất 5 điểm thì mới nên được xem xét cẩn thận.

Cơ quan phát hành: Ban điều hành hội nghị
Thời điểm phát hành: 10h sáng ngày thứ 3 tuần cuối của tháng ( 10h tối giớ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: Dữ liệu được kiểm tra hàng tháng trên cơ sở phản hồi điều tra hoàn chỉnh. Những yếu tố thay đổi theo mùa phải được cập nhật định kỳ. Việc kiểm tra không quan trọng lắm.

4. Consumer Price Index (CPI) – Chỉ số giá tiêu dùng

Định nghĩa: Là một chỉ số dùng để tính toán sự thay đổi giá cả của một số mặt hàng đại diện của các sản phẩm và dịch vụ như thức ăn, năng lượng, dụng cụ nhà ở, quần áo, phương tiện giao thông, chăm sóc sức khỏe, giải trí và giáo dục. Nó cũng có thể được coi là chỉ số chi tiêu cho cuộc sống

Ý nghĩa: Việc theo dõi chỉ số CPI là rất quan trọng bao gồm giá cả của thức ăn và năng lượng sao cho nó bình ổn trong tháng. Nó được xem như là “chỉ số CPI chủ yếu” và cho chúng ta cái nhìn rõ hơn về xu hướng lạm phát trong đó.

Tỉ lệ thay đổi chỉ số CPI nòng cốt này là một trong những thước đo lạm phát chính trong nền kinh tế Mỹ. Khi chỉ số CPI đó vượt xa mức mong đợi sẽ gây nên tình trạng lạm phát.

Cơ quan phát hành: Cục nghiên cứu của Bộ Lao động Mỹ
Thời điểm phát hành: khoảng ngày 13 hàng tháng, lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: Những yếu tố thay đổi theo mùa được cập nhật vào tháng Hai với những dữ liệu của tháng Một. Dữ liệu được xét duyệt có hiệu lực trong 5 năm. Tầm quan trọng của việc xét duyệt thấp.

5. Durable Goods Orders – Đơn đặt hàng dài hạn

Định nghĩa: tên đầy đủ là Báo cáo chuyên nghiệp về những đơn đặt hàng và gửi hàng dài hạn. Đây là một chỉ số của chính phủ để đo lường lượng đồng dollar trong các đơn đặt hàng, gửi hàng và những đơn hàng trống của những mặt hàng được đặt dài hạn.Đó là những mặt hàng mới hoặc thường được sử dụng trong cuộc sống đời thường từ 3 năm trở lên. Những phân tích thường loại trừ những đơn đặt hàng vận chuyển vì tính không ổn định của chúng.

Ý nghĩa: Báo cáo này cung cấp cho chúng ta thông tin về sức mạnh của những nhu cầu của thị trường Mỹ để sản xuất những sản phẩm dài hạn, từ nguồn trong nước cũng như nước ngoài. Khi chỉ số đó tăng, nó làm cho nhu cầu tăng lên, kết quả là tăng sản xuất và tăng công việc. Khi chỉ số giảm thì điều ngược lại sẽ xảy ra.

Đây cũng là một trong những chỉ số đầu tiên về nhu cầu tiêu dùng và kinh doanh trang thiết bị. Lượng tiêu dùng tăng sẽ làm góp phần làm giảm nguy cơ lạm phát.

Nguồn: Bộ phận điều tra của Bộ thương mại
Thời điểm phát hành: khoảng ngày 26 hàng tháng, lúc 8h30 (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được kiểm tra hằng tháng cho 2 tháng trước đó để phản ánh được nhiều thông tin hơn. Những yếu tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu hàng năm. Xét duyệt này có hiệu lực ít nhất 3 năm và rất quan trọng.

6. Employment Cost Index (ECI) – Chỉ số chi tiêu cho lao động

Định nghĩa: Chỉ số ECI được tạo ra để tính toán sự thay đổi trong chi tiêu cho lao động bao gồm tiền công, tiền lương cũng như lợi ích đạt được.

Ý nghĩa: Nó rất hữu ích trong việc đánh giá xu hướng tiền lương và rủi ro của lạm phát tiền lương. Nếu tình trạng lạm phát xảy ra thì lãi suất sẽ tăng và khi đó cố phiếu, trái phiếu sẽ giảm.

Cơ quan phát hành: Bộ lao động Mỹ, phòng điều tra lao động
Thời điểm phát hành: lúc 8h30 sáng (8h30 tối giờ Việt Nam) ngày giao dịch cuối cùng của tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. Dữ liệu lấy từ quý trước.
Mật độ: 3 tháng 1 lần
Xét duyệt: Những nhân tố mới thay đổi theo mùa được giới thiệu hằng năm. Xét duyệt này có hiệu lực ít nhất 5 năm và rất quan trọng.

7. Employment Situation – Tình trạng việc làm

Định nghĩa: Báo cáo này liệt kê ra danh sách những công việc không phải là nông nghiệp và cơ quan chính phủ. Tỉ lệ thất nghiệp, trung bình mỗi giờ và số tiền kiếm được mỗi tuần và thời gian trung bình tuần làm việc cũng được liệt kê trong báo cáo này. Số liệu này gần nhất với những phân tích kinh tế vì mốc thời gian, tính chính xác và tầm quan trọng của nó như là một chỉ số trong hoạt động kinh tế. Vì vậy, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường tài chính trong suốt tháng.

Ý nghĩa : Đây là chỉ số trùng khớp đánh giá sự phát triển kinh tế, việc làm càng tăng nhiều thì tăng trưởng kinh tế càng tăng nhanh.

Tỉ lệ thất nghiệp tăng sẽ đi kèm với nền kinh tế đóng và giảm mức lãi suất. Ngược lại, tỉ lệ thất nghiệp giảm sẽ đi kèm với nền kinh tế mở và mức lãi suất tăng lên mức tiềm năng. Vấn đề là tiền lương sẽ tăng nếu tỉ lệ thất nghiệp quá thấp và khó tìm được nguồn nhân công. Nền kinh tế sẽ được xem như là đủ việc làm khi tỉ lệ thất nghiệp trong mức từ 5,5% – 6,0%

Nếu trung bình tiền lương tăng rõ rệt, nó có thể là một chỉ số lạm phát tiềm ẩn.

Khi trung bình tuần làm việc có xu hướng cao lên, nó dự đoán việc lao động sẽ gia tăng thêm.

Cơ quan phát hành: Cục điều tra lao động, Bộ lao động Mỹ
Thời điểm phát hành: 8h30 sáng thứ hai của tuần đầu tiên trong tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu lấy từ tháng trước.
Mật độ: hàng tháng
Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng cho tháng trước đó. Nó rất quan trọng và có 1 cuôc xét duyệt thường niên vào tháng 6.


(còn tiếp…)



Theo The Portfolio Crafter – Maxi-Forex biên soạn và lược dịch

14/4/14

Lịch sử các gói QE và chương trình Operation Twist của Fed

Trước đó, từ tháng 11/2008 đến nay, Fed đã tung ra 3 gói QE dưới dạng mua vào trái phiếu để kích thích nền kinh tế. Dù vẫn chưa nhận thấy hiệu quả dài hạn của các nỗ lực này nhưng nhiều người dự báo Fed sẽ tiến hành thu hồi QE trong năm nay. Dưới đây là các cột mốc quan trọng trong quá trình mua trái phiếu của Fed thời gian qua.


1. Ngày 25/11/2008: Fed công bố kế hoạch 800 tỷ USD nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay và thị trường nhà ở

Do hoạt động trên các thị trường tài chính vẫn chưa thể diễn ra thông suốt sau hai tháng gần như đóng cửa nên Fed đã tung ra một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí vay mượn cho người tiêu dùng và người mua nhà.

Ngân hàng trung ương đã công bố kế hoạch mua tới 100 tỷ USD nợ của Fannie Mae, Freddie Mac và Ngân hàng Cho vay mua nhà Liên bang (FHLB) cùng với 500 tỷ USD chứng khoán thế chấp do Fannie, Freddie and Ginnie Mae đảm bảo.


2. Ngày 18/03/2009: Fed tuyên bố mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn

Fed tuyên bố sẽ mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn để chặn đứng đà trượt dài của nền kinh tế. Động thái bất ngờ này đã đẩy thị trường chứng khoán tăng vọt và châm ngòi cho đà biến động mạnh trên các thị trường khác. Hơn nữa, đây là tín hiệu cho thấy Fed sẽ gia tăng quy mô của bảng cân đối kế toán lên hơn 4 ngàn tỷ USD.

Sau quyết định của Fed, hợp đồng tương lai vàng và chứng khoán Mỹ phục hồi trong khi đồng USD lao dốc so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trên thị trường trái phiếu, giá trái phiếu tăng vọt, đẩy lợi suất lao dốc mạnh nhất kể từ năm 1987.


3. Ngày 03/11/2010: Fed cam kết mua 600 tỷ USD trái phiếu

Fed cam kết tiến hành chương trình mua trái phiếu mới nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ và động thái này đã gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho biết sẽ mua tới 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn cho đến cuối tháng 6/2011, tương đương khoảng 75 tỷ USD/tháng.

Đây là lần thứ hai Fed tiến hành nới lỏng định lượng sau khi mua vào 1.7 ngàn tỷ USD tài sản liên quan đến nhà ở trong giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010.


4. Ngày 21/09/2011: Fed công bố chương trình hoán đổi trái phiếu 400 tỷ USD (Operation Twist) nhằm hạ thấp lãi suất cho vay tiêu dùng

Trong thông báo, Fed cho biết sẽ mua 400 tỷ USD chứng khoán kho bạc với kỳ hạn từ 6-30 năm và bán ra một lượng tương đương trái phiếu kỳ hạn từ 3 năm trở xuống đã tới hạn. Chương trình này kết thúc vào cuối tháng 6/2012 và Fed cũng đã công bố kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ số chứng khoán đã đáo hạn để mua vào các chứng khoán thế chấp. Chỉ số Dow Jones sụt mạnh 283.82 điểm (tương ứng 2.5%) xuống 11,124.84 điểm.


5. Ngày 20/06/2012: Fed tăng quy mô “Operation Twist” thêm 267 tỷ USD

Tiếp tục các biện pháp bất thường nhằm thúc đẩy nền kinh tế, Fed cho biết sẽ gia tăng quy mô của lượng trái phiếu dài hạn đang nắm giữ thêm 267 tỷ USD nhằm hạ thấp hơn nữa chi phí vay mượn. Đồng thời, Chủ tịch Ben Bernanke cho biết ngân hàng trung ương sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp khác nếu cần thiết.


6. Ngày 13/09/2012: Fed công bố gói QE3 dưới dạng mua vào chứng khoán thế chấp

Với tỷ lệ 11 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) với hình thức mở. Theo đó, hàng tháng Fed cho biết sẽ mua vào 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp.

Fed cũng cho biết sẽ giữ nguyên quy mô chương trình “Operation Twist”, tức bán ra trái phiếu ngắn hạn và mua vào trái phiếu dài hạn cũng như dùng lợi nhuận từ các chứng khoán đã tới hạn để tái đầu tư.


7. Ngày 12/12/2012: Fed tuyên bố mua thêm 45 tỷ USD trái phiếu/tháng sau khi thiết lập mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp

Fed công bố chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ USD/tháng thông qua việc mua vào trái phiếu kho bạc dài hạn nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệpFed cho là đang ở mức cao.

Nếu không có động thái này, chương trình mua trái phiếu của Fed sẽ bị cắt giảm vào cuối năm khi Operation Twist hết hạn.


8. Ngày 14/01/2013: Chủ tịch Bernanke hạ thấp rủi ro gây ra lạm phát của gói QE3

Chủ tịch Ben Bernanke đã xoa dịu nỗi lo của một số quan chức ngân hàng và nhà đầu tư về việc chương trình mua trái phiếu của Fed có thể khiến lạm phát tăng cao. Trong bài phát biểu tại Đại học Michigan, Chủ tịch Bernanke nhận định: “Tôi cho rằng lạm phát cao không phải là kết quả của chương trình này”.


9. Ngày 22/05/2013: Chủ tịch Bernanke cho Quốc hội biết có thể sớm cắt giảm QE

Chủ tịch Ben Bernanke cho Quốc hội biết ngân hàng trung ương có thể cắt giảm chương trình mua tài sản trong các tháng tới. Chứng khoán Mỹ trượt dài với Dow Jones giảm 80.41 điểm (tương ứng 0.5%) xuống 15,307.17 điểm.


10. Ngày 19/06/2013: Chủ tịch Bernanke cho biết Fed có thể cắt giảm chương trình mua trái phiếu trong năm nay, tùy thuộc vào triển vọng kinh tế

Người đứng đầu ngân hàng trung ương cho biết Fed có thể bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện với tốc độ như kỳ vọng của các quan chức Fed. Và Fed có thể chấm dứt hẳn chương trình mua trái phiếu vào giữa năm tới nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Thị trường lập tức chứng kiến cảnh bán tháo, tương tự như kịch bản trước đó vài tuần khi Chủ tịch Bernanke lần đầu đề cập đến khả năng cắt giảm chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu/tháng.

Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng một ngày trước đó, Tổng thống Barack Obama nhận định với phóng viên Charlie Rose rằng: “Ben Bernanke hơi giống Bob Mueller - người đứng đầu FBI vì đã giữ chức Chủ tịch Fed lâu hơn so với mong muốn của ông”.

Trên thị trường đã lan truyền các tin đồn về kế hoạch sự nghiệp của Chủ tịch Bernanke nhưng nhận định của Tổng thống Obama buộc những người quan sát Fed bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về thời kỳ hậu Bernanke. Ông Bernanke đã giữ chức Chủ tịch Fed từ năm 2006 và nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ kết thúc vào ngày 31/01/2014.


11. Ngày 18/09/2013: Fed quyết định chưa rút lại QE

Fed khiến các thị trường bất ngờ khi giữ nguyên quy mô chương trình mua tài sản, trì hoãn quyết định thu hồi QE cho đến cuối năm. Cụ thể, với tỷ lệ 9 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed giữ nguyên chương trình mua trái phiếu ở mức 85 tỷ USD/tháng do các điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt. Sau động thái này của Fed, Dow Jones và S&P 500 vọt lên kỷ lục.

Hiện nhà đầu tư đang ngóng động thái mới của Fed với biên bản họp chính sách tháng 10 sẽ được công bố vào ngày mai, tức thứ Tư (30/10) theo giờ địa phương sau khi cuộc họp 2 ngày của FOMC kết thúc.


12. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố từ tháng 1/2014 sẽ cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu hàng tháng bớt 10 tỷ USD còn 75 tỷ USD



13. Fed tiếp tục cắt QE3 bớt 10 tỷ USD khi nhiệm kỳ Chủ tịch Bernanke kết thúc


14. Fed cắt QE3 bớt 10 tỷ USD lần thứ 3 liên tiếp

Đây là lần thứ 3 liên tiếp, ngân hàng trung ương thắt chặt các biện pháp kích thích và động thái này đã thu hẹp quy mô QE3 từ 85 tỷ USD trong năm ngoái xuống còn 55 tỷ USD/tháng

FOMC LÀ GÌ ?


Ủy ban Thị trường MởFOMC là một tổ chức gồm có 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Dự trữ Liên bang và 5 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang. FOMC thường tổ chức cuộc họp định kỳ 8 lần/năm để thảo luận và đưa ra quyết định về xu hướng ngắn hạn đối với chính sách tiền tệ. Các thay đổi trong chính sách tiền tệ thường được thông báo trong cuộc họp báo ngay sau cuộc họp.

Thông báo lãi suất từ FED đưa ra trong cuộc họp với FOMC thường được đánh giá là thông tin có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các thị trường. Trong các tuần trước thời điểm diễn ra cuộc họp, giới đầu tư cũng như giới kinh doanh thường tranh luận về khả năng thay đổi lãi suất. Sự thay đổi trong bình luận của các quan chức FOMC trong cuộc họp cũng rất quan trọng do nó cung cấp cho nhà đầu tư manh mối chính sách tiền tệ trong thời gian tiếp theo đó. Nếu như kết quả công bố khác với kỳ vọng thị trường trước đó, sẽ gây ra tác động tiêu cực và khó lường tới biến động giá của các thị trường.

Mức lãi suất mà FED đưa ra thường được coi là mức lãi suất chuẩn cho các mức lãi suất khác. Một sự thay đổi trong lãi suất của FED, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng, sẽ tác động tới việc sử dụng vốn cho vay phiên tối, tác động trực tiếp tới các mức lãi suất khác nhau từ trái phiếu cho tới lãi suất các khoản cho vay cầm cố.

Mức lãi suất thường tác động tới nền kinh tế. Mức lãi suất cao có xu hướng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngược lại mức lãi suất thấp hơn sẽ là nhân tố kích thích tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế. Nói một cách khác, mức lãi suất tác động tới môi trường kinh doanh. Trong ngành tiêu dùng, số lượng nhà và xe sẽ được tiêu thụ ít hơn khi lãi suất tăng. Hơn thế, mức lãi suất còn tác động trực tiếp tới lợi nhuận tập đoàn.

Thông thường, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa KỳFED duy trì quan điểm thắt chặt và chống lạm phát hàng đầu cho triển vọng nền kinh tế, cũng như thực hiện tăng lãi suất cơ bản, thì đồng USD sẽ được hậu thuẫn tăng giá. Ngược lại, nếu như FED tỏ quan điểm quan tâm tới sức tăng trưởng nền kinh tế Mỹ hơn là lạm phát và duy trì mức lãi suất không đổi hay cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.

13/4/14

Tại sao giới đầu tư bị hấp dẫn bởi trái phiếu Hy Lạp?

Hy Lạp là một đất nước có tỷ lệ nợ công cao với triển vọng tăng trưởng thấp nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn muốn cho Hy Lạp vay tiền.



Theo hãng truyền thông Thomson Reuters, ngày 10/4, Hy Lạp đã bán 3 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lợi suất là 4,95%.

Ban đầu nhìn thì có vẻ con số này khá lớn. Trong danh sách cập nhật về 10 nước mắc nợ nhiều nhất thế giới của tạp chí The Richest, Hy Lạp xếp thứ 3 với tỷ lệ nợ công/GDP là 175%, cao hơn nhiều so với mức 156% trước khi tái cơ cấu vào năm 2012. Trong khi phần lớn các nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng trong vòng một vài năm tái cơ cấu nhưng kinh tế Hy Lạp vẫn "chìm nghỉm" mặc dù tốc độ suy thoái chậm hơn.

Dưới đây là đồ thị về thay đổi tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp so với các nước khác trước và sau khi tái cơ cấu.



Vậy, tại sao Hy Lạp - một trong những nước đứng đầu thế giới về nợ công - lại khiến giới đầu tư "điên cuồng" muốn cho vay đến vậy?

Thứ nhất là, giới đầu tư thực tế đang "thèm khát" lợi suất.

Trong khoảng thời gian này, thật khó có thể kiếm được ở đâu loại trái phiếu có lợi suất từ khoảng 5% trở lên. Thậm chí, mua số trái phiếu Đức tương đương cũng chỉ đem lại lợi suất chưa đến 1%.

Thứ 2 là, giới đầu tư thường yêu cầu nhiều hơn những gì họ thực sự muốn.

Khi biết rằng, nhu cầu sẽ tăng lên, giới đầu tư thường yêu cầu gấp đôi so với những gì họ thực sự muốn. Một quỹ đầu tư muốn mua số trái phiếu trị giá 100 triệu euro sẽ có thể yêu cầu ít nhất là 200 triệu euro. Những người quen thuộc với thị trường trái phiếu quốc tế cho biết, nhu cầu chính xác thường là dưới 20 tỷ euro, nhưng rõ ràng, so với số trái phiếu bán ra trị giá 3 tỷ euro của Hy Lạp lại cao hơn rất nhiều.

Thứ 3 và có lẽ là điều quan trọng nhất là, các nhà đầu tư được bảo đảm (bằng lịch).

Khi nói đến nợ của một nước thì không chỉ nói về số tiền nước đó phải trả mà còn là thời gian hoàn trả nợ. Khi Hy Lạp tái cơ cấu nợ vào tháng 3/2012, những trái phiếu cũ mà chính phủ chưa thể trả nợ được chuyển thành trái phiếu với thời hạn rất, rất dài - có thể lên đến hàng thập kỷ.

Ngoài số nợ với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Hy Lạp không có bất kỳ khoản thanh toán nợ đáng kể nào khác cho đến tận năm 2023, rất lâu sau khi loại trái phiếu mới đáo hạn vào năm 2019. Dựa vào lịch, những người nắm giữ loại trái phiếu mới sẽ có thời gian hoàn trả nợ lâu hơn so với những cơ sở cho vay thuộc chính phủ - chiếm hơn 1/2 số nợ của Hy Lạp.

Theo cách nói trên thị trường nợ, hiện tại, hồ sơ nợ đáo hạn của Hy Lạp đã được cải thiện hơn. Cơ quan xếp hạng của Moody, cho biết, trước khi tái cơ cấu, nợ của Hy Lạp trung bình đáo hạn chỉ trong 6,5 năm và tăng lên 17 năm sau khi tái cơ cấu. Điểm cộng là nợ của Hy Lạp có lãi suất khởi đầu thấp hơn nhiều, ở 1,5%.

Hãy tưởng tượng, bạn đột nhiên có thể thay đổi nợ thế chấp kỳ hạn 17 năm thành nợ thế chấp kỳ hạn 6 năm với lãi suất thấp hơn nhiều. Dòng tiền của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. (Hy Lạp dự kiến ​​bắt đầu trả nợ cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào năm 2017 nhưng sau đó đã mở rộng thành 7 năm với lãi suất thấp giúp cho Hy Lạp dễ xoay xở hơn).

Thứ 4 là, các lãnh đạo châu Âu không muốn một lần nữa trừng phạt các ngân hàng tư nhân.

Các chủ nợ tư nhân đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian tái cơ cấu. Những người quen với lối tư duy của lãnh đạo cấp cao châu Âu nói rằng, họ không muốn lặp lại việc tái cơ cấu vì lo sợ sẽ bị các chủ nợ xa lánh, dẫn đến lãi suất lên cao hơn. Nếu xảy ra, giới đầu tư tin rằng, người nộp thuế ở châu Âu sẽ chính là nạn nhân sẽ phải hứng chịu thiệt hại trong tương lai.

Thứ 5 là, giới đầu tư có sự ủng hộ của ECB.

Mario Draghi, chủ tịch ECB từng hứa sẽ làm bất cứ việc gì để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính trong khu vực đồng euro. Trước đó, ông Draghi cho biết, ban điều hành của ECB đã thảo luận về khả năng nới lỏng định lượng - mua trái phiếu chính phủ để kéo giảm lãi suất.


Nguồn Gafin


10/4/14

System đơn giản #8 (Breakout system đơn giản)

System này dựa theo nguyên tắc nắm bắt sớm biến động của giá khi giá bắt đầu thiết lập xu hướng mới trong ngày.

Như bạn đã biết, thị trường Frankfurt mở cửa lúc 2:00 am EST (tương đương 7:00 am GMT), sau đó một giờ thì tới thị trường lớn khác là London mở cửa vào lúc 3:00 am EST (tương đương 8:00 am GMT). Phiên giao dịch của EU là phiên giao dịch chính đầu tiên của một ngày giao dịch.

Vậy chúng ta làm gì?

Chúng ta bắt đầu với khung thời gian 1 giờ, trên cặp GBP/USD và không cần các công cụ khác.

Chúng ta sẽ chú ý đến phạm vi giá biến động trong khoảng thời gian 1:00 am EST đến 2:00 am EST. Chúng ta tìm giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian này và vẽ 02 đường ngang song song tạo thành một kênh ngang dựa trên 02 giá cao nhất và thấp nhất.

Bây giờ thì bạn hãy chuyển sang khung thời gian nhỏ hơn, chúng ta sử dụng khung thời gian 5 phút và chờ candle 5 phút đóng hoàn toàn bên ngoài đường kênh xuất hiện, đây chính là tín hiệu để bạn mở giao dịch với candle tiếp theo.

Bạn có thể sử dụng Stop loss 20 pips hoặc phía bên kia của kênh ngang.




Mục tiêu thu lợi của bạn ít nhất là 20 pips. Bạn có thể lựa chọn một số phương pháp sau : đóng giao dịch để chốt lời, hoặc bắt đầu đi theo giá bằng cách sử dụng trailing stop bằng mức giá thấp nhất của candle 5 phút trước đó…

System đơn giản #7 (System cực kỳ đơn giản)

Một trader có thể quyết định kế hoạch giao dịch chỉ cần nhìn thoáng qua đồ thị trong vài giây. Một hệ thống giao dịch cực kỳ đơn giản là ước mơ của các trader bận rộn.

Cặp tiền : bất kỳ
Khung thời gian : 1 ngày
Công cụ : 5 EMA, 12 EMA và RSI (21)

Nguyên tắc mở giao dịch : BUY khi đường 5 EMA quay lên và cắt qua đường 12 EMA, RSI trên 50. SEL khi đường 5 EMA quay xuống và cắt qua đường 12 EMA, RSI dưới 50.

Nguyên tắc đóng giao dịch : đóng giao dịch khi đường 5 EMA và 12 EMA cắt nhau lần nữa hoặc khi RSI cắt trở lại qua mức 50.


Bởi vì đây là một system dựa theo đồ thị ngày nên có thể xem đây là một system đơn giản theo xu hướng của đồ thị ngày. Bởi vì EMA là công cụ báo hiệu trễ nên chúng thực sự hữu ích cho bạn trong trường hợp này. Tín hiệu do các đường EMA cắt nhau xuất hiện sau khi thị trường lắng dịu một thời gian đủ sức cho một xu hướng mới được thiết lập.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức