BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngân hàng. Hiển thị tất cả bài đăng

24/4/14

Thống đốc BOJ: “Tiếp tục kích thích cho đến khi đạt mục tiêu lạm phát”

Đồng Yen giao dịch ở mức 105,28 Yen/USD lúc trưa nay tại sàn giao dịch Singapore sau khi đóng cửa ở mức 105,31 Yen/USD ngày 31/12/2013.

Đồng Yen hiện đang ở mức thấp nhất kể từ 1979 trong bối cảnh Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) dự định tiếp tục các biện pháp kích thích chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ nền kinh tế và chấm dứt hơn một thập kỷ giảm phát.

Yen Nhật tiếp tục nối dài mạch giảm khi Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda phát biểu trong một buổi phỏng vấn bởi báo Yomiuri ngày hôm qua, rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục kích thích cho đến khi lạm phát ổn định ở mức 2%. Chính sách tiền tệ của Nhật có sự khác biệt với Mỹ, nơi mà Cục dự trữ Liên bang (Fed) dự định sẽ chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong năm nay.
Đồng Yen sẽ tiếp tục suy yếu,” Janu Chan, kinh tế gia tại ngân hàng St. George ở Sydney, nói. “Nhiều khả năng BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng, trong khi Mỹ thì ngược lại.”

Tính chung cả năm 2013, Yen đã giảm 18%.
Trong một cuộc họp tháng trước, BOJ vẫn duy trì cam kết mở rộng cơ sở tiền tệ của Nhật Bản thêm 60 nghìn – 70 nghìn tỷ Yen (665 tỷ USD) mỗi năm. Hồi tháng 4/2013, các nhà hoạch định chính sách tuyên bó sẽ tăng gấp đôi chương trình mua trái phiếu hàng tháng lên mức hơn 7 nghìn tỷ Yen nhằm kết thúc 15 năm giảm phát.
Thống đốc Kuroda khẳng định, mục tiêu của BOJ đến 2015 là đạt được lạm phát 2%, báo Yomiuri viết. Ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm quy mô chương trình kích thích trong giai đoạn này, ông nói.

Trong khi đó, các quan chức của Fed hôm 18/12 nói rằng sẽ cắt giảm chương tình mua trái phiếu hàng tháng từ mức 85 tỷ USD xuống còn 75 tỷ USD trước khi kết thúc chương trình vào tháng 12/2014.

S&P 500 giảm điểm, kết thúc đợt tăng dài nhất trong năm 2014


Chứng khoán Mỹ giảm sau khi các công ty báo cáo doanh thu gây thất vọng và doanh số bán nhà mới giảm bất ngờ.

Chỉ số S&P 500 giảm 0,2% xuống 1.875,39 điểm lúc 16h00 tại New York.

S&P 500

Chỉ số Dow Jones giảm 0,1% xuống 16.501,65 điểm.

Dow Jones

Chỉ số Nasdaq giảm 0,8% xuống 4.126,97 điểm, trong đó, lĩnh vực công nghệ có giá cổ phiếu giảm mạnh thứ 2 trong số 10 nhóm ngành chính của chỉ số S&P 500 với mức giảm 0,9%.

Nasdaq


Chỉ số biến động chứng khoán Mỹ VIX tăng 0,6% lên 13,27 điểm.

Có khoảng 5,7 tỷ cổ phiếu được giao dịch trên các sàn chứng khoán Mỹ, thấp hơn 18% so với mức trung bình 3 tháng.

Trước đó, chỉ số chứng khoán của Mỹ tăng 3,5% trong 6 ngày liên tiếp nhờ doanh thu của các công ty từ Netflix tới Citigroups đều vượt ước tính và chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Janet Yellen nhấn mạnh cam kết hỗ trợ phục hồi kinh tế của ngân hàng.

Theo Bloomberg, tính đến thời điểm hiện tại, trong 150 công ty trong chỉ số S&P 500 công bố doanh thu thì có 75% số công ty có doanh thu vượt mức ước tính, 50% đánh bại dự báo doanh số bán hàng. Ngày 23/4, có thêm 41 nước khác cũng sẽ thông báo doanh thu.

Giới phân tích ước tính, lợi nhuận của các công ty trong S&P 500 trong quý I/2014 có thể tăng 0,7%, thấp hơn nhiều so với dự báo đầu năm là 6,6%.

Ngày 23/4, Bộ Thương mại cho biết, doanh số bán nhà mới trong tháng 3 giảm bất ngờ xuống mức thấp nhất trong 8 tháng, phản ánh thị trường nhà đất đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn hơn, chứ không chỉ là thời tiết khắc nghiệt. Theo đó, doanh số giảm 14,5% xuống 384.000 căn, thấp hơn so với mức dự báo là 450.000 căn.

Một báo cáo khác của Markit Economics cho biết, chỉ số PMI sơ bộ của Trung Quốc trong tháng 4 giảm xuống 55,4 điểm so với tháng trước đó với 55,5 điểm và tháp hơn so với dự báo trung bình của Bloomberg là 56 điểm.

Chứng khoán của khối thị trường mới nổi giảm trong khi cổ phiếu của châu Âu tăng mạnh trong 3 ngày liên tiếp kể từ tháng 6/2013 sau số liệu của Markit cho thấy, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng yếu.

Giá cổ phiếu của Facebook tăng 2,9% tại New York nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận tăng vượt ước tính của các chuyên gia. Trong khi đó, giá cổ phiếu của Apple cũng tăng 8,3% lên 568,52 USD/ cổ phiếu nhờ chương trình mua lại 90 tỷ USD tài sản và tăng cổ tức. 


Nguồn Gafin/ Bloomberg/ DVO

21/4/14

Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động thương mại và dự trữ ngoại hối đã tăng lên đáng kể, góp phần củng cố nền tài chính quốc gia.

Vừa qua, Vụ Thống kê của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra báo cáo cập nhật, tổng hợp 146 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF, các quốc gia không phải là thành viên IMF và một số tổ chức khác về dự trữ ngoại hối chính thức (COFER). Báo cáo thống kê một số loại ngoại tệ chủ chốt trong cơ cấu dự trữ, bao gồm USD, bảng Anh, euro, yên Nhật, Frank Thụy Sĩ, dollar Canada, dollar Australia và một số ngoại tệ khác.
Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu dự trữ ngoại tệ có những thay đổi nhất định kể từ khi đồng tiền chung Euro được lưu hành và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Trước năm 1999, một số đồng tiền châu Âu được các nước sử dụng trong giỏ dự trữ ngoại tệ, bao gồm: đồng mác của CHLB Đức, frank của Pháp, frank Thụy Sĩ, guider của Hà Lan, ECU (đồng tiền của Thị trường chung châu Âu). Những đồng tiền này không còn giá trị lưu hành và được thay thế bằng đồng tiền chung euro, khi đồng tiền chung này bắt đầu lưu hành chính thức từ ngày 01/01/1999.
Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và USD trượt giá, nhiều nước trên thế giới bắt đầu điều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối theo hướng tăng dự trữ vàng và một số đồng tiền chuyển đổi khác như dollar Canada và dollar Australia, điều này phản ánh những thay đổi lớn trong quan điểm của một số ngân hàng trung ương (NHTW) về thói quen dự trữ ngoại hối. Một số ngoại tệ khác như dollar New Zealand, Peso Mexicô, Nhân dân tệ Trung Quốc cũng bắt đầu được một số nước sử dụng trong giao dịch thanh toán thương mại và dự trữ ngoại tệ, nhưng không đưa vào bảng thống kê do tỉ trọng còn thấp. Tỉ trọng USD trong cơ cấu dự trữ tuy giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Dữ liệu thống kê cũng phân ra hai nhóm quốc gia: nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển và mới nổi.
Đến cuối năm 2013, tổng dự trữ ngoại hối thế giới đạt 11.673,6 tỉ USD, tăng từ gần 1.000 tỉ USD vào các năm 1991-1993, khoảng 2.000 tỉ USD vào năm 2000 và 4.000 tỉ USD vào năm 2005. Trong số này, phần lớn dự trữ ngoại hối tập trung vào tốp 20 quốc gia với tổng cộng 11.187 tỉ USD. Đứng đầu danh sách là Trung Quốc đại lục (không kể Hồng Kông) với 3.820 tỉ USD, tăng từ 18 tỉ USD vào năm 1990 và 146 tỉ USD vào năm 2000. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1.268 tỉ USD (giảm từ mức 1.300 tỉ USD vào cuối năm 2012), những quốc gia còn lại có dự trữ ngoại hối dưới 1.000 tỉ USD.
Mục tiêu cơ bản của nỗ lực tích lũy ngoại hối quốc gia là trang trải nhu cầu nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài đến hạn trong năm tài khóa, góp phần giảm thiểu biến động từ thị trường quốc tế. Ngoài ra, một số nước cũng dành phần lớn dự trữ ngoại hối quốc gia để mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
eFinance Online

17/4/14

EC cảnh báo hậu quả kinh tế từ việc trừng phạt Nga



Tài liệu của EC đánh giá hạng mục năng lượng, tài chính, thương mại, và chỉ ra hậu quả trong quan hệ kinh tế song phương giữa Nga và mỗi nước EU.



Ủy ban châu Âu (EC) đã gửi một số tài liệu cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), để cảnh báo về hậu quả kinh tế từ các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính khắt khe hơn mà EU đe dọa áp đặt với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.

Được gửi riêng tới các đại sứ EU trong cuộc họp tại Brussels (Bỉ) ngày 16/4, các tài liệu của EC đánh giá một số hạng mục trừng phạt, bao gồm năng lượng, tài chính và thương mại, đồng thời chỉ ra hậu quả mà các biện phát trừng phạt này có thể gây ra trong quan hệ kinh tế song phương giữa Nga và mỗi quốc gia EU. 

Các nước EU có thời hạn tới ngày 22/4 để phản hồi với EC, sau đó EC sẽ sửa đổi các biện pháp trừng phạt với mục tiêu có được sự nhất trí vào tuần tới, giúp các nhà lãnh đạo EU đưa ra quyết định nếu tình hình tại Ukraine diễn biến xấu đi. 

Một nhà ngoại giao EU cho biết điều quan trọng là không được để xảy ra tình huống một vài nước EU sẽ phải chịu hậu quả nặng nề từ các biện pháp trừng phạt với Nga.

Trong một cuộc họp hồi tháng trước, các nhà lãnh đạo EU nhất trí sẽ đi tới "giai đoạn trừng phạt thứ ba" nếu Liên bang Nga "có bất kỳ bước đi tiếp theo nào làm mất ổn định tình hình Ukraine." Việc gia tăng trừng phạt được đưa ra sau các vụ biểu tình căng thẳng ở miền Đông Ukraine mới đây mà Kiev nói rằng do Moskva hậu thuẫn. Tuy nhiên, nhiều nước EU yêu cầu có thêm bằng chứng trước khi đưa ra một quyết định gia tăng trừng phạt, bởi lo ngại một quyết định vội vã có thể gây phương hại cho kinh tế chính các nước EU. 

Một số quan chức ngoại giao EU cho hay giai đoạn trừng phạt tiếp theo đối với Nga còn phụ thuộc nhiều vào cuộc gặp bốn bên giữa Nga, Mỹ, Ukraine và EU tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 17/4.

Một số thành viên EU bày tỏ quan ngại rằng những biện pháp đáp trả của Nga có thể khiến hậu quả của những lệnh trừng phạt trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với Đức - vốn nhập khẩu 30% khi đốt và dầu mỏ từ Nga và xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp tới Moskva. 

Ngoài ra, hậu quả về kinh tế nếu áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga cũng nhiều khả năng xảy ra với Anh, cùng các nước EU có quan hệ kinh tế gắn bó với Nga như Italy, Áo, Cyprus và Hy Lạp. 

Cho tới nay, EU đã áp đặt những biện pháp trừng phạt hạn chế đối với Moskva, trong đó có lệnh cấm du lịch và đóng băng tài khoản của khoảng 30 cá nhân.

Nguồn Vietnamplus

Khủng hoảng chính trị tại Ukraine - Kiev yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine

Thủ tướng Ukraine Arseny Yatsenyuk ngày hôm qua (16/4) đã kêu gọi Nga rút “lực lượng vũ trang” khỏi miền đông Ukraine để “ngừng các hành động khiêu khích”.


“Chính phủ Nga cần rút ngay lập tức lực lượng tình báo và các nhóm phá hoại, lên án những người biểu tình và yêu cầu họ rời khỏi những tòa nhà đang chiếm giữ”, ông Yatsenyuk phát biểu trong một cuộc họp nội các ở thủ đô Kiev.

Miêu tả hoạt động của những người biểu tình ủng hộ Moscow ở miền đông Ukraine là “khủng bố”, ông Yatsenyuk cho biết Kiev có bằng chứng cho thấy các đơn vị đặc nhiệm Nga đứng sau những hành động đó.

Ông Yatsenyuk cho biết yêu cầu đưa các lực lượng vũ trang Nga khỏi miền đông Ukraine là thông điệp chính mà Kiev sẽ gửi tới cộng đồng quốc tế trong cuộc đàm phán 4 bên sắp tới ở Geneva về cuộc khủng hoảng ở Ukraine.


Các vùng nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine trở nên bất ổn sau khi Moscow đồng ý sáp nhập bán đảo Crimea vào ngày 18/3 sau một cuộc trưng cầu dân ý tại đây.

 

Những người biểu tình ủng hộ Nga mặc trang phục quân đội gần đây đã chiếm một số tòa nhà thị chính tại gần 10 thành phố miền đông Ukraine và yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự trị và các mối quan hệ thân Nga hơn.


Phản ứng hành động của người biểu tình, chính phủ lâm thời Ukraine đã mở một chiến dịch chống khủng bố, triển khai 20 xe tăng và xe bọc thép chở quân tới khu vực miền đông để trấn áp người biểu tình.


Liên minh châu Âu, Mỹ, Ukraine Nga dự kiến sẽ nhóm họp vào ngày hôm nay (17/4) để thảo luận các giải pháp làm dịu căng thẳng ở Ukraine.


Tin Tức Thế Giới





16/4/14

Sàn Bitcoin lớn nhất thế giới giải thể



Mt.Gox từ bỏ ý định hồi sinh bằng cách xin bảo hộ phá sản, thay vào đó xin giải thể.

Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin cho hay, sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới đã đề nghị tòa án Tokyo cho giải thể. Lý do được cho là bởi thủ tục xin bảo hộ phá sản phức tạp trong đó có việc tổ chức cuộc họp với chủ nợ trên toàn thế giới cũng như do khả năng hồi sinh rất ít.

Từng một thời là sàn giao dịch tiền ảo Bitcoin lớn nhất thế giới, Mt.Gox bất ngờ sập hồi tháng 2 vừa qua và xin bảo hộ phá sản. Mt.Gox thừa nhận 850.000 Bitcoin trong đó có 750.000 Bitcoin của khách hàng đã bị đánh cắp do một lỗ hổng an ninh trong phần mềm điều hành.

Trang web của sàn đã mở trở lại sau khi biến mất đột ngột nhưng chỉ cho phép người dùng kiểm tra số dư tài khoản mà không cho phép thực hiện giao dịch rút tiền đồng thời tuyên bố không chịu trách nhiệm trả nợ số tiền bị mất. 

Đối với các chủ nợ, trong trường hợp một công ty phá sản và chuyển sang giải thể có nghĩa là họ sẽ chỉ được nhận về số tiền ít hơn số họ đã bỏ ra. Tuy nhiên, một nguồn thân cận với Mt.Gox cho biết vẫn còn hy vọng Mt.Gox sẽ tìm lại được số tiền bị mất cắp và chủ nợ sẽ được trả nhiều hơn trong tương lai.


Nguồn Gafin/WSJ/NCĐT

Giá vàng giảm mạnh nhất trong 16 tuần

Giá vàng giảm 2%. Đây là lần giảm cao nhất trong 16 tuần qua

Diễn biến giá vàng giao ngay trên Kitco (Đường màu xanh lá cây)

Theo Kitco, giá vàng giao ngay lúc 6h30 hôm nay là 1320,00USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 6 giảm 27,20 USD xuống mức 1,300.30USD/ounce vào lúc 13:37 trên sàn Comex, New York, đây là mức giảm lớn nhất kể từ ngày 19/2.

Vàng đã mất giá tới 9,3% hồi năm ngoái, mức cao nhất trong ba thập kỷ qua, một phần do lo ngại Fed sẽ giảm dần kích thích kinh tế. 

Ông Chris Grams , một phát ngôn viên của CME Group Inc , công ty sở hữu ngoại tệ cho biết giao dịch đã bị đình chỉ trong khoảng 10 giây vào 8:26 am trên sàn Comex. Hơn 6.000 hợp đồng trao tay khoảng thời gian đó , theo số liệu của Bloomberg.

Nhu cầu vàng của Trung Quốc có thể bị giới hạn trong năm nay sau khi sự suy giảm giá đã thúc đẩy người tiêu dùng mua nhiều hơn năm ngoái. Quốc gia này chiếm khoảng 28 % khối lượng sử dụng toàn cầu năm ngoái.

Theo nhận định của ông Justin Smirk , một nhà kinh tế cao cấp tại tập đoàn Westpac Banking, giá vàng sẽ giảm xuống còn 1,025 USD vào cuối năm nay. 

Giá bạc giao tháng giảm 2,6% xuống mức USD19,489/ounce trên sàn Comex, mức giảm lớn nhất kể từ ngày 07/3.

Trên sàn giao dịch New York , giá palladium giao tháng 6 giảm 1,9% xuống mức 795,90USD/ounce. Ngày hôm qua, giá đã chạm 817USD, cao nhất kể từ tháng 8/2011 .

Kim loại đã tăng 11% trong năm nay là mối đe dọa sự gián đoạn nguồn cung từ Nga , nhà sản xuất kim loại lớn nhất, cùng với lo ngại cuộc đình công của những thợ mỏ ở Nam Phi.

Giá bạch kim giao tháng 7 giảm 1,6% xuống 1,444.60USD/ounce .


Nguồn Gafin/Bloomberg/NCĐT

15/4/14

Thặng dự ngân sách chính của Hy Lạp tăng vượt mục tiêu

Ngày 14/4, số liệu của Bộ tài chính Hy Lạp cho biết, ngân sách chính đã vượt qua mục tiêu trong 3 tháng đầu năm.

Bộ tài chính cho biết, thặng dư ngân sách chính - không tính số tiền lãi phải trả đạt - tăng lên 1,57 tỷ euro (2,18 tỷ USD), so với 520 triệu euro trong cùng kỳ năm ngoái. Con số này vượt xa chỉ tiêu của chính phủ là 878 triệu euro.

Dưới áp lực từ các chủ nợ quốc tế, Hy Lạp đã phải cắt giảm chi tiêu và tăng doanh thu để "dọn dẹp" lĩnh vực tài chính nhưng chi phí cho nền kinh tế lại rất lớn. GDP của Hy Lạp đã giảm khoảng 25% kể từ giữa năm 2008.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Christos Staikouras nhận định, đây là năm thứ 3 liên tiếp, thặng dư ngân sách của Hy Lạp vượt qua mức mục tiêu.

Số liệu cho thấy, thu nhập của chính phủ tăng lên 12,7 tỷ euro trong 3 tháng đầu năm so với mức 12,3 tỷ euro trong cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi tiêu ngân sách giảm xuống 12,2 tỷ euro.

Tuy nhiên, Bộ tài chính cũng cho biết, tổng thu nhập thuế từ tháng 1 đến tháng 3/2014 là 9,7 tỷ euro, thấp hơn 4,3% so với mức mục tiêu. Chính phủ Hy Lạp liên tục cắt giảm thuế do suy thoái kéo giảm doanh thu và Bộ tài chính phải đấu tranh để chống nạn trốn thuế vẫn còn phổ biến.

Ngân sách chính phủ được dùng để chi cho các hoạt động của chính phủ trung ương Hy Lạp, không bao gồm các tài khoản chính phủ nói chung - là chi tiêu cho chính phủ địa phương và một phần quân sự và một số tài khoản quốc gia khác.

Năm 2013, chính phủ Hy Lạp cho biết thặng dư ngân sách chính đã đạt 2,4 tỷ euro. Con số này dự kiến sẽ được Liên minh châu Âu xác nhận vào ngày 23/4.



Nguồn Gafin/ WSJ/ NCDT

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức