BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky nguyen dot-com. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ky nguyen dot-com. Hiển thị tất cả bài đăng

24/4/14

NHTW - Quyền lực sau khủng hoảng (P1): Những người bẻ lái

6 tuần 1 lần, những người quyền lực lại nhóm họp. Họ được xem là những người thao túng thế giới, cả trên thị trường và chính trường.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương (NHTW) đã mạnh tay cắt giảm lãi suất, mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ và ứng cứu các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đến nay đã dùng “hết sách” nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan. Phải chăng quyền lực của các NHTW đã giảm sút.

6 tuần 1 lần, những người quyền lực nhất trong nền kinh tế toàn cầu lại gặp nhau trên tầng 18 của một tòa nhà xấu xí gần trạm xe lửa ở thành phố Basel, Thụy Sĩ. Họ được xem là những người thao túng thế giới, cả trên thị trường và chính trường.

Cuộc họp quyền lực

Nhóm quyền lực bao gồm Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Janet Yellen và người đồng nhiệm ở NHTW châu Âu (ECB), ông Mario Draghi, cùng 16 quan chức tiền tệ hàng đầu khác đến từ Bắc Kinh, Frankfurt (Đức), Paris và nhiều nơi khác. Họ bỏ ra gần 2 giờ để trao đổi quan điểm trong một buổi tranh luận do Thống đốc NHTW Mexico Agustín Carstens cầm trịch.

Không ai ghi lại biên bản nhưng các nhà quản lý tiền tệ thế giới có ảnh hưởng nhất cho biết cuộc họp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mở rộng kiến thức của họ. Những cuộc họp như vậy đã có từ rất lâu. Theo nhiều người, qua những cuộc họp này họ thiết đặt lãi suất và kiểm soát cung tiền, giám sát các chính phủ và ngân hàng. Thậm chí họ được công chúng xem như những siêu sao. Họ quyết định những gì xảy ra trên thị trường, chính trường và thao túng cả hành tinh.
`

TP Basel - nơi diễn ra những cuộc họp của các lãnh đạo NHTƯ.

Nhưng kể từ khi nhiều NHTW giảm lãi suất gần bằng không, mua nợ và ứng cứu các ngân hàng, sự bất đồng ngấm ngầm len lỏi vào các cuộc bàn luận thường kỳ. Những cuộc thảo luận nội bộ của họ ít mang lại ấn tượng thành công. Các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn tăng trưởng ì ạch; ngân hàng, hộ gia đình và các chính phủ vẫn ngập sâu trong nợ; các ngân hàng sử dụng chính sách tiền tệ không theo quy ước ngày một nhiều hơn.

Các chuyên gia tiền tệ từ những nền kinh tế mới nổi đã phàn nàn rằng các biện pháp của châu Âu và Mỹ đã đẩy mạnh dòng tiền đầu cơ không mong muốn. Hay tại Mỹ, thành viên của Ban Thống đốc FED đang tranh cãi quanh việc có nên chấm dứt việc chi hàng ngàn tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ hay không. Tại Anh, NHTW khiến công chúng mơ hồ với những công bố trái ngược về các quyết định lãi suất tương lai.

Và ở EU, sự chia rẽ của các cơ quan giám sát tiền tệ của Hội đồng ECB khiến cuộc chiến đẩy lạm phát trở nên khó khăn. Tại cuộc họp gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, các chuyên gia chính sách tài chính và nhà điều hành ngân hàng thúc giục các thống đốc NHTƯ tiếp tục duy trì chính sách tiền rẻ. Các chính sách được bàn đến là mua thêm trái phiếu, duy trì lãi suất thấp và những giao dịch của NHTW liên quan đến chứng khoán nợ thế chấp.

Chiến binh đơn độc

Nếu có một cao bồi trong hàng ngũ các nhà NHTW toàn cầu, thì đó là Richard Fisher, Chủ tịch FED chi nhánh Dallas. Thần tượng của Fisher là Paul Volcker, Chủ tịch FED từ những năm 1980, người đã tính cực trục xuất bóng ma lạm phát ra khỏi Hoa Kỳ. Ngược lại mong muốn của Tổng thống Jimmy Carter và phần đông công chúng, ông đẩy lãi suất cơ bản lên những mức cao kỷ lục.

Điều này dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế nặng, nhưng cũng chấm dứt tình trạng lạm phát 2 con số. Đối với Fisher, Volcker thuộc vào hàng ngũ "các vị thánh của chính sách tiền tệ". Nhưng kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính, kịch bản đối với các nhà NHTW không còn chứa những yếu tố như các bộ phim của phương Tây, mà giống loạt phim "Phòng cấp cứu" của Mỹ hơn.

Không ai nhận thức điều này rõ hơn Fisher, người đã có mặt trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt sau sự sụp đổ của Lehman, khi chính phủ đã phải ứng cứu các ngân hàng lớn và bảo vệ các khu vực tài chính khỏi sụp đổ. Lãi suất đã giảm xuống gần như bằng không và chính phủ đã mua trái phiếu kho bạc trên quy mô lớn.

Các nỗ lực cứu hộ cuối cùng đã thành công, nhưng bệnh nhân vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Nền kinh tế chỉ từ từ nhích lên và nhiều nhà máy vẫn không hoạt động hết công suất. Điều này khiến một số đồng nhiệm của Fisher trong Ban Thống đốc FED ủng hộ bơm thêm tiền vào nền kinh tế.

Fisher thì ngược lại, ông cảm thấy bối rối khi FED đã chi tới 18.000 tỷ USD - tương đương 1/4 tòa bộ nợ công Mỹ - để mua trái phiếu và chứng khoán thế chấp nhưng hiệu quả quá ít ỏi. Đó là do phần lớn số tiền được bơm ra lĩnh vực tài chính không đến được khu vực tư nhân dưới dạng tín dụng cho vay như các nhà NHTW mong đợi.

Thay vào đó, nó chảy vào thị trường chứng khoán, nơi giá đã đạt những mức cao đáng lo ngại trong những tháng gần đây. Thị giá chứng khoán nay đã xấp xỉ những mức như trước ngày Thứ sáu Đen năm 1929 và vụ vỡ bong bóng dotcom 70 năm sau đó. Tuy nhiên, Fisher hiện như một "chiến binh đơn độc".

14/4/14

Các tỷ phú trên thế giới định nghĩa thất bại như thế nào?

Thành công luôn là điều ngọt ngào. Song những doanh nhân thành công và giàu có nhất thế giới luôn biết rất rõ: họ học hỏi được rất nhiều từ thất bại hơn là từ những thành công. Họ luôn nghĩ đúng về thất bại – như một cơ hội chứ không phải là rào cản.


Thất bại có thể thôi thúc ham muốn thành công của bạn

Nick Woodman, nhà đầu tư tỷ phú của GoPro – một dây chuyền sản xuất camera dùng trong thể thao, đã từng có 2 doanh nghiệp phá sản trong thời cực thịnh của kỷ nguyên dot-com. Anh đã chia sẻ trải nghiệm cay đắng đó với tờ Forbes:

Woodman cho hay: “Tôi đã thất bại và xứng đáng có mặt trên trang web chuyên xếp loại các công ty thất bại trong kỷ nguyên dot-com. Ý tôi là không ai thích thất bại nhưng điều tồi tệ nhất mà tôi gặp phải là tôi đã làm mất tiền của các nhà đầu tư. Đó đều là những người đã tin tưởng vào gã trai trẻ đam mê ý tưởng này… Khi thất bại, bạn bắt đầu đặt câu hỏi là liệu các ý tưởng của mình có thật sự tốt?”


Woodman đã thất vọng vì thất bại đến nỗi anh đã làm việc 18 giờ mỗi ngày và tìm nguồn cung ứng các bộ phận và lắp ráp các sản phẩm mẫu. Khi lần đầu tiên GoPro được tung ra thị trường, anh chỉ có một nhân viên và đã quyết tâm làm mọi việc hiệu quả. Anh cho biết: “Tôi đã sợ bị thất bại lần nữa đến nỗi tôi quyết tâm phải đạt được thành công”.

Sử dụng những thất bại nhỏ để đạt được những thành công lớn


Bạn muốn ý tưởng của mình được phát triển. Không có gì ngạc nhiên: ai cũng muốn như vậy. Nhưng bạn không thể chờ đợi chúng sẽ được phát triển, ít nhất là ngay lần đầu tiên xuất hiện. Hãy hỏi James Dyson, người đã đạt được mức doanh thu ròng trị giá 4,4 tỷ đô la nhờ năng lượng khí thổi được dùng trong các loại máy hút bụi, quạt làm mát hay máy sấy tay.

Dyson đã chia sẻ với kênh truyền hình Bloomberg rằng: “99% những việc tôi làm trong cuộc đời đều thất bại, vì lúc nào chúng tôi cũng xây dựng sản phẩm mẫu. Chúng tôi thử các ý tưởng và tất cả đều thất bại”. Thực sự thì không phải là tất cả. Cuối cùng, một mô hình cũng hoạt động được và sau đó Dyson đã có được thứ xứng đáng với công sức bỏ ra. “Nhưng điều đó cũng sẽ gần như không thể đạt được nếu không học được từ tất cả những lần thất bại trước đây”.

Không theo con đường mà “ai cũng biết”


Sara Blakely, nhà đầu tư tỷ phú của Spanx, đã bước hụt và thất bại nhiều lần trên con đường tạo dựng công ty của cô. Như cô đã thừa nhận với kênh truyền hình CNBC, cô không hiểu gì về những việc mình đang làm. Nhưng chính sự mù tịt đó đã giúp cô mở ra những thứ mà cô cần.

Cô cho biết: “Thực tế là tôi chưa từng tham dự một lớp học về kinh doanh nào, không được đào tạo, và không biết hệ thống bán lẻ hoạt động thế nào. Tôi đã không bị hăm dọa như tôi đáng ra phải bị thế”.

Các chuyên gia có thể đã nói với cô rằng đi thẳng tới Neiman Marcus với một loại sản phẩm mới là một sự lãng phí thời gian. Thay vào đó, chuỗi cửa hàng đó lại trở thành khách hàng bán lẻ đầu tiên của cô.

Một lời cảnh báo trước là: Đừng nói với mọi người về ý tưởng của bạn từ sớm vì bạn không muốn nó bị đem ra bàn tán trước khi bạn có cơ hội xem xét kỹ hơn về nó. Cô đã chia sẻ điều này với David Kidder, tác giả của cuốn sách “The Startup Playbook: Secrets of the Fastest-Growing Startups from Their Founding Entrepreneurs” (Tạm dịch là: Cẩm nang cho các công ty khởi sự: Bí quyết từ các nhà sáng lập doanh nghiệp khởi sự tăng trưởng nhanh nhất.)





Biến thất bại ngày hôm nay thành một phần của thành công ngày mai

Khi thị trường bị đổ vỡ vào năm 2008 và mất đi một nửa giá trị, nhiều người đã bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhiều người coi đây là thời điểm hợp lý để bán ra. Điều đó cũng có lý, nếu khung thời gian của bạn chỉ là vài tháng hoặc một năm.

Theo các chuyên gia đầu tư thì sự hoang mang sẽ khiến bạn bán ở mức giá thấp và mua vào ở mức giá cao, một cách tuyệt vời để chuyển của cải của bạn sang những người khác. Bạn cần xem xét trong một khoảng thời gian thực tế hơn và bạn sẽ nhận ra rằng sẽ có những lúc mọi việc sẽ không đi theo cách mà bạn muốn. Giờ đây, những nhà đầu tư thực sự thông minh sẽ mua vào nhiều cổ phiếu hơn khi giá thấp.

John Catsimatidis là một tỷ phú sở hữu nhiều siêu thị, trạm xăng và bất động sản. Ông rất ngưỡng mộ Donald Trump. Catsimatidis cho rằng: “Dù có lâm vào cảnh khó khăn đến thế nào, ông ấy vẫn ngẩng cao đầu và chiến đấu nhiều hơn. Ông không bao giờ bỏ cuộc , đập đầu vào tường và khóc lóc”.

Cuối cùng rồi điều kiện thị trường cũng sẽ thay đổi. Nếu muốn sẵn sàng tận dụng những điều kiện đó, bạn phải đặt nền móng từ khi mọi thứ có vẻ như chao đảo. Nếu may mắn, các đối thủ của bạn có thể sớm bỏ cuộc, cho bạn nhiều khoảng trống thị trường để mở rộng hơn.

(Sưu tập)

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức