BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn kien thuc tong hop. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kien thuc tong hop. Hiển thị tất cả bài đăng

28/4/14

Tổng hợp thị trường tuần từ 20 - 27 tháng 4/2014


Trong tuần qua, Vàng tăng 0.58%, đóng của tuần ở mức 1302.00 USD/Oz và là tuần tăng thứ 3 trong 4 tuần gần đây của Kim loại quý này (nhưng chỉ là mức hồi phục trở lại sau những tuần giảm giá mạnh trước đó). Nguyên nhân chủ yếu giúp Vàng tăng giá tuần qua chính là bạo lực bùng phát mạnh trở lại tại Ukraine
(đặc biệt là tỉnh Donetsk ở miền đông nước này). Trong khi đó, Mỹ và Liên minh châu Âu đã thông qua lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga. Ở một thái cực ngược lại, Nga cũng đã tăng cường triển khai quân ở những vùng giáp ranh với biên giới với Ukraine.

Từ những căng thẳng trên đã làm lu mờ các chỉ số kinh tế của Mỹ khá tốt được công bố trong tuần qua như: Doanh số bán nhà của Mỹ tháng vừa qua đã đạt mức 4.59 triệu căn hay Lượng đơn đặt hàng lâu bền( không tính nghành vận tải) trong tháng 3 cũng đạt vượt mong đợi của các nhà đầu tư ở mức 2%.

Thêm vào đó thị trường chứng khoán thế giới tuần vừa qua chủ yếu trong sắc đỏ chủ đạo. Điều này cũng là một lực hỗ trợ giá Vàng đi lên trong tuần vừa qua.

Tại New Zealand tuần qua, ngân hàng dự trữ liên bang New Zealand đã tiếp tục tăng lãi suất đồng NZD từ mức 2.75% lên 3%. Đây là đồng tiền lớn đầu tiên tăng lãi suất trong 2 tháng liên tiếp kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong báo cáo của RBNZ, việc tăng lãi suất nhằm cân đối mục tiêu tăng trưởng và lạm phát của quốc gia này trong thời điểm hiện tại. Trong quý I- 2014 tăng trưởng kinh tế của New Zealand đã ở mức 3.5%, trong khi mức tăng trưởng mục tiêu trong năm 2014 là 3%. Điều này cũng cho thấy, New Zealand đang bước qua khủng hoảng nhanh hơn các quốc gia phát triển khác.

Tại khu vực Eurozone tuần qua đón nhận những tin tức khả quan được công bố từ đầu tầu kinh tế khu vực - Đức. PMI của nước này ở mức 54.2 điểm so với mức kỳ vọng của các chuyên gia ở 53.9 điểm. Hay khảo sát môi trường kinh doanh Ifo cho con số ấn tượng ở mức 111.2 điểm. Nhưng đó chỉ là những điểm sáng không nhiều tại khu vực này. Tuần vừa qua chủ tịch ECB ông Draghi có bài phát biểu được các nhà đầu tư quan tâm tại hội nghị ngân hàng trung ương Hà Lan tại Amsterdam. Nhưng với bài phát biểu không được như nhà đầu tư mong đợi, khi ông không đề cập gì đến giải pháp nào để kích thích nền kinh tế của Eurozone. Nơi đang rơi vào tình trạng giảm phát trong khi đồng EURO thì ngày càng mạnh lên



Tin tức cơ bản ngày 28/4/2014


Vào lúc 21h tại Mỹ công bố Lượng nhà chờ bán trong tháng 3. Hiện tại kinh tế Mỹ đang có những chuyển biến tích cực. Song tình hình nhà đất những tháng vừa qua lại không được khả quan. Đặc biệt tuần trước khi số liệu lượng nhà mới bán được trong tháng 3 đã ở mức thấp nhất trong vòng 8 tháng trở lại đây. Vì vậy chỉ số được công bố mà tương đương số liệu các chuyên gia dự đoán ở mức tăng trưởng 1% thì sẽ là cú “hích” cho lĩnh vực nhà đất Mỹ. Điều này sẽ tác động tốt cho đồng bạc xanh, và có thể thúc đẩy thị trường trong ngày giao dịch đầu tuần.


Tổng hợp

24/4/14

Thống đốc BOJ: “Tiếp tục kích thích cho đến khi đạt mục tiêu lạm phát”

Đồng Yen giao dịch ở mức 105,28 Yen/USD lúc trưa nay tại sàn giao dịch Singapore sau khi đóng cửa ở mức 105,31 Yen/USD ngày 31/12/2013.

Đồng Yen hiện đang ở mức thấp nhất kể từ 1979 trong bối cảnh Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) dự định tiếp tục các biện pháp kích thích chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ nền kinh tế và chấm dứt hơn một thập kỷ giảm phát.

Yen Nhật tiếp tục nối dài mạch giảm khi Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda phát biểu trong một buổi phỏng vấn bởi báo Yomiuri ngày hôm qua, rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục kích thích cho đến khi lạm phát ổn định ở mức 2%. Chính sách tiền tệ của Nhật có sự khác biệt với Mỹ, nơi mà Cục dự trữ Liên bang (Fed) dự định sẽ chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong năm nay.
Đồng Yen sẽ tiếp tục suy yếu,” Janu Chan, kinh tế gia tại ngân hàng St. George ở Sydney, nói. “Nhiều khả năng BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng, trong khi Mỹ thì ngược lại.”

Tính chung cả năm 2013, Yen đã giảm 18%.
Trong một cuộc họp tháng trước, BOJ vẫn duy trì cam kết mở rộng cơ sở tiền tệ của Nhật Bản thêm 60 nghìn – 70 nghìn tỷ Yen (665 tỷ USD) mỗi năm. Hồi tháng 4/2013, các nhà hoạch định chính sách tuyên bó sẽ tăng gấp đôi chương trình mua trái phiếu hàng tháng lên mức hơn 7 nghìn tỷ Yen nhằm kết thúc 15 năm giảm phát.
Thống đốc Kuroda khẳng định, mục tiêu của BOJ đến 2015 là đạt được lạm phát 2%, báo Yomiuri viết. Ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm quy mô chương trình kích thích trong giai đoạn này, ông nói.

Trong khi đó, các quan chức của Fed hôm 18/12 nói rằng sẽ cắt giảm chương tình mua trái phiếu hàng tháng từ mức 85 tỷ USD xuống còn 75 tỷ USD trước khi kết thúc chương trình vào tháng 12/2014.

21/4/14

Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động thương mại và dự trữ ngoại hối đã tăng lên đáng kể, góp phần củng cố nền tài chính quốc gia.

Vừa qua, Vụ Thống kê của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra báo cáo cập nhật, tổng hợp 146 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF, các quốc gia không phải là thành viên IMF và một số tổ chức khác về dự trữ ngoại hối chính thức (COFER). Báo cáo thống kê một số loại ngoại tệ chủ chốt trong cơ cấu dự trữ, bao gồm USD, bảng Anh, euro, yên Nhật, Frank Thụy Sĩ, dollar Canada, dollar Australia và một số ngoại tệ khác.
Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu dự trữ ngoại tệ có những thay đổi nhất định kể từ khi đồng tiền chung Euro được lưu hành và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Trước năm 1999, một số đồng tiền châu Âu được các nước sử dụng trong giỏ dự trữ ngoại tệ, bao gồm: đồng mác của CHLB Đức, frank của Pháp, frank Thụy Sĩ, guider của Hà Lan, ECU (đồng tiền của Thị trường chung châu Âu). Những đồng tiền này không còn giá trị lưu hành và được thay thế bằng đồng tiền chung euro, khi đồng tiền chung này bắt đầu lưu hành chính thức từ ngày 01/01/1999.
Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và USD trượt giá, nhiều nước trên thế giới bắt đầu điều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối theo hướng tăng dự trữ vàng và một số đồng tiền chuyển đổi khác như dollar Canada và dollar Australia, điều này phản ánh những thay đổi lớn trong quan điểm của một số ngân hàng trung ương (NHTW) về thói quen dự trữ ngoại hối. Một số ngoại tệ khác như dollar New Zealand, Peso Mexicô, Nhân dân tệ Trung Quốc cũng bắt đầu được một số nước sử dụng trong giao dịch thanh toán thương mại và dự trữ ngoại tệ, nhưng không đưa vào bảng thống kê do tỉ trọng còn thấp. Tỉ trọng USD trong cơ cấu dự trữ tuy giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Dữ liệu thống kê cũng phân ra hai nhóm quốc gia: nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển và mới nổi.
Đến cuối năm 2013, tổng dự trữ ngoại hối thế giới đạt 11.673,6 tỉ USD, tăng từ gần 1.000 tỉ USD vào các năm 1991-1993, khoảng 2.000 tỉ USD vào năm 2000 và 4.000 tỉ USD vào năm 2005. Trong số này, phần lớn dự trữ ngoại hối tập trung vào tốp 20 quốc gia với tổng cộng 11.187 tỉ USD. Đứng đầu danh sách là Trung Quốc đại lục (không kể Hồng Kông) với 3.820 tỉ USD, tăng từ 18 tỉ USD vào năm 1990 và 146 tỉ USD vào năm 2000. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1.268 tỉ USD (giảm từ mức 1.300 tỉ USD vào cuối năm 2012), những quốc gia còn lại có dự trữ ngoại hối dưới 1.000 tỉ USD.
Mục tiêu cơ bản của nỗ lực tích lũy ngoại hối quốc gia là trang trải nhu cầu nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài đến hạn trong năm tài khóa, góp phần giảm thiểu biến động từ thị trường quốc tế. Ngoài ra, một số nước cũng dành phần lớn dự trữ ngoại hối quốc gia để mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
eFinance Online

17/4/14

Sổ tay các chỉ số kinh tế cơ bản (phần 3)



Định nghĩa: được xem như là một chỉ số thống kê số lượng nhà vừa bán ra cho các gia đình mới. chỉ số này dựa trên kết quả phỏng vấn 10,000 nhà thầu hoặc các chủ đầu tư của 15,000 dự án bất động sản được lựa chọn. chỉ số sẽ đo lường số lượng căn hộ mới được xây dựng so với doanh số bán cam kết trong 1 tháng.

Ý nghĩa: chỉ số này xem xét các số liệu lạc quan về chi tiêu cho việc mua nhà và các mặt hàng có liên quan cũng như chi phí tiêu dùng nói chung của người dân. Tuy nhiên, các nhà đầu tư lại thích sử dụng các báo cáo doanh thu căn hộ đã có sẵn hơn vì nó phản ánh tới gần 84% số lượng nhà được bán và thường được công bố vào đầu tháng.

Cơ quan phát hành: Cục thống kê dân số của Bộ Thương mại

Thời điểm phát hành: khoảng 10:00 sáng ngày làm việc cuối cùng của tháng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu được xét duyệt hàng tháng so với dữ liệu tháng trước.


Định nghĩa: thu nhập cá nhân ở đây chỉ thu nhập của hộ gia đình có từ tất cả các nguồn khác nhau như: tiền lương, tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư và kể cả tiền chuyển khoản.

Tiêu dùng cá nhân được phân ra thành tiêu dùng cho các sản phẩm thiết yếu, không thiết yếu và dịch vụ.

Ý nghĩa: thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định việc tiêu dùng (ở Mỹ, cứ mỗi Dollar được làm ra thì sẽ có 95 cent được tiêu dùng) và tổng giá trị tiêu dùng chiếm khoảng 2/3 nền kinh tế. Gia tăng tiêu dùng sẽ kích thích tăng trưởng và tạo thêm lợi nhuận cho thị trường chứng khoán.

Cơ quan phát hành: Cục phân tích kinh tế thuộc phòng Thương mại

Thời điểm phát hành: 8:30 (ET) sáng ngày làm việc đầu tiên của tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Lấy dữ liệu của tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Sáu. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới ít nhất dữ liệu của 5 năm. Tầm quan trọng là vừa phải.


Định nghĩa: chỉ số sản xuất vùng tổng hợp kết quả của các bang Pennsylvania, New Jersey và Delaware. Những vùng này đại diện cho khu vực sản xuất hỗn hợp của quốc gia.

Ý nghĩa: nếu chỉ số có giá trị đạt trên 50% tức là khu vực sản xuất đang mở rộng, ngược lại nếu dưới 50% thì sản xuất đang thu hẹp.

Nếu kết hợp chỉ số này với chỉ số Chicago Purchasing Manager sẽ hỗ trợ cho việc dự báo chính xác hơn kết quả của chỉ số ISM- là chỉ số dẫn đầu trong các chỉ số đánh giá tổng quan hoạt động kinh tế.

Cơ quan phát hành: ngân hàng dự trữ bang Philadelphia

Thời điểm phát hành: 10:00 (ET) sáng ngày thứ năm thứ ba của tháng (10h tối giờ Việt Nam). Dữ liệu được lấy của tháng hiện tại.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: những nhân tố thay đổi theo thời gian mới sẽ được công bố vào đầu năm. Tầm quan trọng ở mức vừa phải.


Định nghĩa: PPI đo lường mức giá trung bình của một rổ hàng hoá và tiền vốn cố định ở mức giá bán sỉ. Có 3 dạng của PPI đó là : công nghiệp , hàng hoá và quá trình sản xuất.

Ý nghĩa: việc kiểm soát chỉ số PPI (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) được xem là rất quan trọng nhằm ổn định mức giá hàng tháng. Nó còn được gọi là core PPI, cho ta một bức tranh rõ ràng hơn về xu hướng lạm phát cơ bản.

Sự thay đổi của core PPI được coi là 1 dấu hiệu của lạm phát. Áp lực của lạm phát được sản sinh khi core PPI tăng cao trên mức dự kiến.

Cơ quan phát hành: Cục Thống kê Lao động thuộc Phòng Lao động Hoa Kỳ.

Thời điểm phát hành: 8:30 (ET) sáng ngày 11 hàng tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: Hàng tháng

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Hai. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới ít nhất dữ liệu của 5 năm. Tầm quan trọng là không đáng kể.


Định nghĩa: doanh số bán lẻ đo lường tổng doanh số của ngành bán lẻ tại Mỹ (không bao gồm doanh số ngành dịch vụ). số liệu này được tính toán trên đồng Dollar Mỹ, không điều chỉnh khi lạm phát nhưng điều chỉnh theo thời điểm: mùa, lễ, ngày giao dịch và những thời điểm này khác nhau giữa các tháng trong năm.

Ý nghĩa: đây là chỉ số chính xác nhất trong số những chỉ số tiêu dùng. Chỉ số này chỉ ra ý nghĩa của những xu hướng giữa những nhóm nhà bán lẻ khác nhau. Những xu hướng này sẽ giúp chỉ ra những cơ hội đầu tư đặc biệt.

Việc giám sát doanh số bán lẻ (không bao gồm sản phẩm ôtô và xe tải) là rất quan trọng nhằm tránh những biến động bất ngờ của nền kinh tế.

Cơ quan phát hành: ban điều tra dân số của phòng thương mại

Thời điểm phát hành: khoảng 8:30 (ET) sáng ngày 12 hàng tháng (8h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của tháng trước đó.

Mật độ phát hành: Hàng tháng.

Xét duyệt: dữ liệu của 2 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Hai. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 5 năm. Tầm quan trọng của chỉ số này là khá lớn.


Định nghĩa: báo cáo này đánh giá sự khác bịêt giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ của Mỹ.

Ý nghĩa: nhập khẩu và xuất khẩu là bộ phận quan trọng của toàn bộ hoạt động kinh tế, đóng góp lần lượt 14% và 12% vào GDP. Ngoài ra, xuất khẩu phát triển còn thúc đẩy sự phát triền của thị trường chứng khoán.

Bất kỳ biến động nào trong 1 nền kinh tế đều gây ảnh hưởng tới thương mại và chính sách thương mại của nó với các nước bạn hàng, vì thế, báo cáo này cũng rất quan trọng với các nhà đầu tư quan tâm tới đa dạng hoá toàn cầu.

Cơ quan phát hành: ban điều tra dân số và ban phân tích kinh tế của phòng thương mại.

Thời điểm phát hành: khoàng 9:30(ET) sáng ngày 19 hàng tháng (9h30 tối giờ Việt Nam). Dữ liệu của 2 tháng trước.

Mật độ phát hành: Hàng tháng.

Xét duyệt: dữ liệu của 3 tháng trước đó được xem xét hàng tháng để tổng hợp ra những thông tin hoàn chỉnh hơn. Những nhân tố mới thay đổi theo thời gian sẽ được công bố vào tháng Bảy. Việc xét duyệt này sẽ có ảnh hưởng tới dữ liệu của ít nhất 3 năm. Tầm quan trọng của chỉ số này là khá nhỏ.

Theo The Portfolio Crafter – Maxi-Forex biên soạn và lược dịch

16/4/14

Đồng Bảng Anh thiệt hại nặng sau công bố dữ liệu lạm phát

Vào tháng 3, bộ dữ liệu về lạm phát của Anh được công bố cho thấy rằng tình trạng lạm phát đang đi đúng theo sự dự đoán. So với cùng kì năm ngoái chỉ số CPI đo lường mức tăng trưởng giá của Anh giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm 2009 và chỉ số lạm phát ngành bán lẻ đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Đáng chú ý nhất là chỉ số giá nhà ở Anh “house price index”, do cơ quan thống kê quốc gia Anh ONS công bố, vượt ngoài mức mong đợi, đạt mức cao nhất kể từ tháng 8 năm 2010. Chuyên viên phân tích Tiền tệ Ilya Spivak cảnh báo rằng áp lực giá đang suy yếu kết hợp với các dữ liệu và thông tin liên quan có thể sẽ làm cho chính sách chuẩn hóa của BOE bị chệch hướng so với mức mong đợi.


Mệnh giá đồng Bảng Anh có thể sẽ tiến về mức kháng cự tiếp theo tại 1,6783. Chuyên gia phân tích kĩ thuật Jamie Saettele và chuyên gia phân tích thị trường David de Ferranti thì cặp tiền tệ GBPUSD có thể sẽ tiếp tục xuống thấp hơn như phân tích nến dưới đây cho thấy.

GBP/USD 5-Minute Chart. April 15, 2014
Sưu tập



Các phiên giao dịch trên thị trường hàng hóa thế giới

Trước khi tìm kiếm thời gian tốt nhất để giao dịch, chúng ta phải nhìn vào 24 giờ biến động trong thế giới ngoại hối.
Thị trường ngoại hối có thể được chia thành bốn phiên giao dịch chính: phiên Sydney, phiên Tokyo, kết thúc phiên London, và phiên được yêu thích nhất, phiên New York. Dưới đây là bảng thời gian mở (Open) và đóng cửa (Close) của mỗi phiên

Giờ mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm):
Time Zone
EST
GMT
Sydney Open
6:00 PM
10:00 PM
Sydney Close
3:00 AM
7:00 AM
Tokyo Open
7:00 PM
11:00 PM
Tokyo Close
4:00 AM
8:00 AM
London Open
3:00 AM
7:00 AM
London Close
12:00 PM
4:00 PM
New York Open
8:00 AM
12:00 PM
New York Close
5:00 PM
9:00 PM

Giờ mùa đông (từ tháng 10 đến tháng 4 hàng năm):
Time Zone
EST
GMT
Sydney Open
4:00 PM
9:00 PM
Sydney Close
1:00 AM
6:00 AM
Tokyo Open
6:00 PM
11:00 PM
Tokyo Close
3:00 AM
8:00 AM
London Open
3:00 AM
8:00 AM
London Close
12:00 PM
5:00 PM
New York Open
8:00 AM
1:00 PM
New York Close
5:00 PM
10:00 PM

(Thời gian mở và đóng cửa thực tế dựa trên giờ hành chính của từng vùng khác nhau.)
Các nhà đầu tư có thể thấy rằng ở giữa mỗi phiên, có một khoảng thời gian mà hai phiên mở cửa cùng một lúc. Trong suốt mùa hè, từ 3:00 - 4:00 EDT, các phiên Tokyo và phiên London cùng mở cửa, và trong cả mùa hè và mùa đông từ 8:00 am - 12:00 pm ET, cuối phiên London và đầu phiên New York giao thoa nhau.

Đương nhiên, đây là thời gian tấp nập nhất trong ngày giao dịch bởi vì có khối lượng rất nhiều khi cả hai thị trường được mở cùng một lúc. Đây là thời điểm hầu hết tất cả mọi người đều tham gia thị trường và cũng có nghĩa dòng tiền sẽ đổ vào thị trường nhiều nhất.

Chúng ta hãy nhìn vào mức độ biến động trung bình (tính theo pips) của các cặp tiền tệ chính trong mỗi phiên giao dịch:
Cặp tiền
Tokyo
London
New York
EUR / USD
76
114
92
GBP / USD
92
127
99
USD / JPY
51
66
59
AUD / USD
77
83
81
NZD / USD
62
72
70
USD / CAD
57
96
96
USD / CHF
67
102
83
EUR / JPY
102
129
107
GBP / JPY
118
151
132
AUD / JPY
98
107
103
EUR / GBP
78
61
47
EUR / CHF
79
109
84
Từ bảng trên, các nhà đầu tư sẽ thấy rằng phiên châu Âu thường có mức độ biến động mạnh nhất.


15/4/14

Vàng và tỷ lệ lãi suất chẳng còn mối liên hệ rõ ràng

Lý do đằng sau quyết định gia tăng lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi nhất định trong tỷ lệ lãi suất có ảnh hưởng đáng kể tới giá vàng, phương hướng và biến động hay không. Giới đầu tư không nên hạn chế đầu tư vàng tại thời điểm này chỉ bởi dự đoán tỷ lệ lãi suất tăng sẽ đẩy giá vàng đi xuống.

Có một khái niệm phổ biến đã lan truyền trên thị trường vàng nhiều năm, đó là việc lãi suất thực âm sẽ kéo giá vàng đi cao hơn trong khi lãi suất thực dương đẩy giá vàng giảm. Nhiều báo cáo nghiên cứu phát đi trong những tháng gần đây đều coi tỷ lệ lãi suất thực gia tăng chính là lý do khiến giá vàng suy yếu trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai mặt hàng này không hề đơn giản như vậy.

Nghiên cứu hai số liệu này trong thời gian dài, bạn sẽ thấy hầu như không có mối quan hệ nào rõ ràng giữa chúng. Giá vàng đã tăng mạnh trong cả giai đoạn lãi suất thực âm và lãi suất thực dương. Và quý kim cũng giảm trong cả hai điều kiện môi trường này. Chúng ta có thể nhận ra điều đó qua biểu đồ “Lợi tức vàng và Lãi suất thực.”



Tại biểu đồ này, các điểm dữ liệu màu đen xuất hiện trong giai đoạn từ tháng 1/2007 tới tháng 2/2014, bao gồm thời điểm trước khi FED quyết định giảm lãi suất (9/2007) cũng như tác động lên giá vàng sau khi lãi suất giảm và duy trì tại ngưỡng 0.25% kể từ tháng 1/2009. Có thể thấy, tỷ lệ lãi suất đã ở mức thấp suốt ¾ thời gian của giai đoạn tháng 1/2007 cho tới tháng 2/2014.


Dựa trên quan điểm cho rằng vàng sẽ chạy theo xu hướng tích cực trong môi trường lãi suất thực âm, 3/4 các điểm dữ liệu màu đen đáng nhẽ phải nằm ở góc trên bên trái (-, +) của biểu đồ. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy: chỉ có một vài điểm dữ liệu được hiển thị ở góc dưới bên trái (-, -) của biểu đồ. Vẫn còn một ví dụ cực đoan hơn nhằm minh họa cho việc thiếu vắng mối liên hệ thống kê giữa giá vàng và lãi suất thực, đó là khoảng thời gian giữa tháng Giêng năm 1975 và tháng 12 năm 1976. Trong suốt giai đoạn này, tỷ lệ lãi suất đều ở mức thấp nhưng đà tăng trên thị trường vàng lại rất thưa thớt.

Lý do đằng sau quyết định gia tăng lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi nhất định trong tỷ lệ lãi suất có ảnh hưởng đáng kể tới giá vàng, phương hướng và biến động hay không. Đôi khi việc thay đổi lãi suất là sự kiện quan trọng nhưng đôi khi lại không.

Những người ủng hộ mối quan hệ này giữa giá vàng và lãi suất thực tin rằng giá vàng sẽ tăng trong môi trường lãi suất thực âm bởi vì chi phí cơ hội để nắm giữ chúng tại mức lãi suất thấp trong một môi trường như vậy sẽ giảm đi rất nhiều. Trong khi không có được lợi tức từ vàng, các nhà đầu tư kim loại sẽ kiếm tiền từ việc gia tăng vốn. Đây là một lời giải thích có phần đơn giản hơn.

Nếu lãi suất thực bắt đầu tăng, vào cuối năm 2014, năm 2015, hoặc bất cứ khi nào, sự thay đổi đầu tiên sẽ áp dụng cho tỷ lệ lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và lãi suất thực âm. Việc gia tăng lãi suất danh nghĩa ở mức độ nhỏ sẽ không đủ mạnh để lôi kéo giới đầu tư ra khỏi thị trường vàng và tìm tới các tài sản lãi suất thấp. Họ cần phải điều chỉnh mức lãi suất cao hơn nhiều mới có thể kích thích một cuộc di cư trên thị trường, tuy nhiên, triển vọng này có lẽ sẽ tốn nhiều thời gian.

Một lời giải thích khác cho sự thiếu vắng mối liên quan giữa vàng và tỷ lệ lãi suất chính là việc môi trường lãi suất thực chỉ có tác động tạm thời lên giá vàng chứ không phải là lâu dài. Kết quả là, khi môi trường lãi suất thay đổi theo cách này hay cách khác, chúng sẽ ảnh hưởng đến vàng nhưng giá vàng cuối cùng cũng sẽ ngừng phản ứng với sự kiện này để đón nhận những ảnh hưởng từ các yếu tố thị trường khác.

Tỷ lệ lãi suất có lẽ sẽ không tăng, ít nhất là 15 tháng nữa, thậm chí còn lâu hơn. Điều kiện kinh tế thực sự vẫn còn đứng khá xa so với những yêu cầu mà chúng ta cần có để thiết lập mức lãi suất cao hơn. Nói thẳng ra là khả năng tăng mạnh lãi suất vào giữa năm 2015 là rất ít, vậy mà đám đông giờ đây đã vội vàng lo lắng rằng khả năng này sẽ sớm trở thành hiện thực.

Có nhiều lý do để mua vàng và môi trường giá suy yếu hiện tại đang cung cấp một cơ hội tốt để thực hiện điều này. Nền kinh tế toàn cầu vẫn bị cản trở bởi nhiều vấn đề mang tính cơ cấu dài hạn, ví dụ như thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và biến động thị trường tiền tệ, dự kiến sẽ phải mất vài năm để giải quyết chúng. Đây chính là lý do để giới đầu tư bổ sung thêm vàng vào danh mục đầu tư với mục tiêu dài hạn sau đợt điều chỉnh giá trong năm 2013. Đà giảm đã được hạn chế tại mức giá hiện tại. Nhiều người tin rằng quý kim đã chạm đáy vào năm ngoái và có thể củng cố vài quý nữa trước khi mở rộng đà đi lên. Giới đầu tư không nên hạn chế đầu tư vào vàng chỉ với dự đoán tỷ lệ lãi suất tăng sẽ đẩy giá vàng đi xuống.

14/4/14

Đồng Euro tiếp tục trượt giá so với những đồng tiền chính sau khi ECB cảnh báo về gói nới lỏng định lượng.


Đồng Euro tiếp tục trướt giá so với 16 cặp tiền chính sau khi chủ tịch ECB,Mario Draghi, phát biểu rằng sẽ có những động thái xa hơn cho gói cứu trợ.

“Mario Draghi đã nói, và ông ta đã nói trước đây, tiền tệ thật sự đã tạo ra những ảnh hưởng nhất định trong chính sách tiền tệ, nó được coi như là một cái thắng tay để kiềm chế lạm phát” Chris Weston nói, giám đốc chiến lược của công ty IG tại Melbourne. “Ông ta đang cố gắng bảo vệ mức$1.39. Trên mức $1.39, bạn đang vượt quá biên độ dài hạn”

Đồng Euro rớt 0.3% xuống mức $1.3850 vào lúc sáng 9:46 am tại Tokyo sau khi đạt mức 1.3% tuần trước, đạt mức cao nhất từ ngày 20 tháng 9. Euro tiếp tục nất giá 0.4% xuống mức 140.61 yen. Đồng USDJPY đạt mức 101.53, giảm 0.1% so với ngày 11 tháng 4.

“Tôi luôn nói rằng tỉ giá hối đoái không phải là một chính sách chủ đạo mà chúng ta theo đuổi, nhưng nó rất quan trọng trong việc bình ổn giá và phát triển nền kinh tế” Draghi tiếp tục “và bây giờ, sau những gì đã xảy ra trong những tháng trước đây, nó càng lúc càng quan trọng trong việc bình ổn giá cả”

Hiệu ứng của việc tăng giá trị

Một nhân vật trong ngân hàng của Pháp, Christian Nover, nói rằng sự tăng giá của đồng euro thật sự là “một mối bận tâm nghiêm trọng,” trong khi chủ tịch Bundesbank Jens Weidmann nói rằng giá trị hối đoán tăng cao là một bài test về lạm phát cho ECB và những thành viên trong ECB đang xem xét những tác động của nó.

Đồng Eu chạm mức $1.3967 vào ngày 13 tháng 3, đạt mức cao nhất từ tháng 10 năm 2011. Đồng Euro đã đạt mức 145.69 Yen, đạt mức cao chưa từng thất từ tháng 10 năm 2008. 

“Sự tăng giá của đồng Euro đang gây ra những lo ngại nhất định cho những nhà chính sách, Mansoor Mohi-uddin, một nhà chiến lược của UBS có trụ sở tại Singapore, đã viết trong một bản cáo cho khách hàng. “Sự tranh luận về vấn đề sẽ đưa ra gói kích cầu khi cần thiết hoặc ngân hàng trung ương có nên mua tài sản hoặc giảm lãi suất xuống mức âm. Đó đều là những vấn đề gây nhức nhối cho ECB”



Tại Mỹ, doanh số bán lẻ đã đạt mức cao nhất trong tháng 3 từ tháng 9 năm 2012.Sức mua đang đạt mức 0.9% từ tháng 2 khi nó đã đạt mức 0.3%, bản báo cáo cho thấy.Sức mua của người tiêu dùng Mỹ chiếm khoảng 70% nền kinh tế Mỹ.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức