BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn ho tro. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ho tro. Hiển thị tất cả bài đăng

21/4/14

Tổng nợ toàn cầu vượt 100 nghìn tỷ USD

Theo số liệu của Bloomberg, từ giữa năm 2007 tới giữa năm 2013, nợ toàn cầu đã tăng thêm 30.000 tỷ USD, từ mức 70.000 tỷ USD.

Tổng nợ toàn cầu đã tăng hơn 40% lên 100 nghìn tỷ USD kể từ khi những dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất hiện, khi các chính phủ vay mượn để vực nền kinh tế khỏi suy thoái và các doanh nghiệp tận dụng lãi suất thấp kỷ lục, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết.
Theo số liệu của Bloomberg, từ giữa năm 2007 tới giữa năm 2013, nợ toàn cầu đã tăng thêm 30.000 tỷ USD, từ mức 70.000 tỷ USD. Trong cùng kỳ, giá trị cổ phiếu đã giảm 3.860 tỷ USD xuống còn 53.800 tỷ USD. Số liệu nợ tăng được tính toán bởi Basel, BIS trong bản tổng kết hàng quý của mình tương đương gần 2 lần GDP Mỹ.
Vay nợ đã tăng vọt khi các ngân hàng trung ương giảm lãi suất cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng sau sự sụp đổ của thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn Mỹ, Ngân hàng Lehman Brothers phá sản, đẩy thế giới vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại Suy thoái. Lợi suất của tất cả các loại trái phiếu, từ chính phủ tới doanh nghiệp, thế chấp, ở mức trung bình khoảng 2%, giảm mạnh từ mức hơn 4,8% năm 2007, theo chỉ số thị trường toàn cầu của Bank of America Merrill Lynch.
Chuyên gia phân tích Branimir Gruic và nhà kinh tế Andreas Schrimpf tại BIS nhận định, việc tăng đáng kể chi tiêu chính phủ trong những năm gần đây đã khiến các chính phủ (bao gồm chính quyền trung ương, bang, địa phương) đã trở thành những tổ chức phát hành nợ lớn nhất.
Theo Bloomberg, dẫn nguồn số liệu của Bộ Tài chính Mỹ, số nợ chính phủ Mỹ quá hạn có thể bán được đã tăng lên mức kỷ lục 12.000 tỷ USD, từ mức 4.500 tỷ USD cuối năm 2007. Doanh số trái phiếu doanh nghiệp toàn cầu cũng tăng trong cùng giai đoạn, với số lượng phát hành lên tới hơn 21.000 tỷ USD.
Lo ngại rằng nợ lớn sẽ khiến các nhà đầu tư toàn cầu tránh khỏi thị trường nước mình, nhiều quốc gia đã dùng tới các biện pháp thắt lưng buộc bụng như giảm chi tiêu và tăng thuế, kiểm soát nền kinh tế trong quá trình họ nỗ lực để khôi phục lại trật tự tài chính từng bỏ để chống chọi với suy thoái toàn cầu.
Việc điều chỉnh ngân sách là để bỏ qua các thanh toán lãi suất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cuối năm ngoái cho rằng các gọi là thâm hụt cơ bản trong nhóm các nước G7 đã chạm mức trung bình 5,1% trong năm 2010 - thời điểm cũng đã được điều chỉnh để bỏ qua những biến động kinh tế lớn. IMF dự báo, con số này sẽ giảm xuống 1,2% trong năm nay.
Trong giai đoạn từ 2010 tới 2013, hoạt động cắt giảm chi tiêu lớn chưa từng có, lên tới tương đương 3,5% GDP Mỹ và 3,3% GDP khu vực đồng euro, chuyên gia kinh tế quốc tế hàng đầu tại Barclays London, Julian Callow cho biết.
BIS là tổ chức của 60 ngân hàng trung ương và quản lý Ủy ban Basel giám sát hoạt động ngân hàng, một nhóm các nhà quản lý và ngân hàng trung ương đưa ra các tiêu chuẩn vốn toàn cầu.
Dân Việt/Bloomberg

14/4/14

Nhận định thị trường VÀNG


- Trong tuần qua các chỉ số của nền kinh tế số 1 thế giới - Mỹ được công bố đều cho kết quả khả quan. Tuy nhiên thị trường tài chính Mỹ vẫn giảm điểm mạnh tuần vừa qua (từ thị trường chứng khoán cho tới thị trường trái phiếu). Do một phần bởi áp lực chốt lời của các cổ phiếu công nghệ hay báo cáo kết quả kinh doanh quý 1 không được tốt của nhà băng lớn nhất Hoa Kỳ là JP Morgan Chase. Đặc biệt là lo ngại của giới đầu tư về việc Fed nhanh chóng cắt giảm kích thích kinh tế trong thời gian tới. - Những tác động đó đã làm chỉ số US Dollar Index giảm ngay từ đầu tuần và chỉ phục hồi nhẹ vào ngày thứ sáu. Điều này đã phản ánh hoàn toàn lên giá Vàng trong tuần qua.

- Kết thúc tuần giao dịch vừa qua là tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp của giá vàng. Đóng cửa tuần ở mức 1318.25 USD/oz, giá vàng đã tăng 16$ so với giá mở cửa tuần.

Trong gắn hạn giá vàng đang duy trì đà tăng ổn định của mình. Trên biểu đồ H1 dưới đây chúng ta có thể thấy hiện tại giá vàng đã phá vỡ vùng sideway từ 1313.00 – 1323.00. Nếu giá vàng tiếp tục duy trì trên vùng hỗ trợ 1323.00 giá vàng có thể tăng trở lại vùng kháng cự gần 1343.00

Trường hợp ngược lại nếu giá vàng phá vỡ vùng hỗ trợ 1323.00 giá vàng có xu hướng giảm điều chỉnh trở lại vùng hỗ trợ 1313.00. Biểu đồ giá vàng khung H1:






Lịch sử các gói QE và chương trình Operation Twist của Fed

Trước đó, từ tháng 11/2008 đến nay, Fed đã tung ra 3 gói QE dưới dạng mua vào trái phiếu để kích thích nền kinh tế. Dù vẫn chưa nhận thấy hiệu quả dài hạn của các nỗ lực này nhưng nhiều người dự báo Fed sẽ tiến hành thu hồi QE trong năm nay. Dưới đây là các cột mốc quan trọng trong quá trình mua trái phiếu của Fed thời gian qua.


1. Ngày 25/11/2008: Fed công bố kế hoạch 800 tỷ USD nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay và thị trường nhà ở

Do hoạt động trên các thị trường tài chính vẫn chưa thể diễn ra thông suốt sau hai tháng gần như đóng cửa nên Fed đã tung ra một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí vay mượn cho người tiêu dùng và người mua nhà.

Ngân hàng trung ương đã công bố kế hoạch mua tới 100 tỷ USD nợ của Fannie Mae, Freddie Mac và Ngân hàng Cho vay mua nhà Liên bang (FHLB) cùng với 500 tỷ USD chứng khoán thế chấp do Fannie, Freddie and Ginnie Mae đảm bảo.


2. Ngày 18/03/2009: Fed tuyên bố mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn

Fed tuyên bố sẽ mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn để chặn đứng đà trượt dài của nền kinh tế. Động thái bất ngờ này đã đẩy thị trường chứng khoán tăng vọt và châm ngòi cho đà biến động mạnh trên các thị trường khác. Hơn nữa, đây là tín hiệu cho thấy Fed sẽ gia tăng quy mô của bảng cân đối kế toán lên hơn 4 ngàn tỷ USD.

Sau quyết định của Fed, hợp đồng tương lai vàng và chứng khoán Mỹ phục hồi trong khi đồng USD lao dốc so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trên thị trường trái phiếu, giá trái phiếu tăng vọt, đẩy lợi suất lao dốc mạnh nhất kể từ năm 1987.


3. Ngày 03/11/2010: Fed cam kết mua 600 tỷ USD trái phiếu

Fed cam kết tiến hành chương trình mua trái phiếu mới nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ và động thái này đã gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho biết sẽ mua tới 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn cho đến cuối tháng 6/2011, tương đương khoảng 75 tỷ USD/tháng.

Đây là lần thứ hai Fed tiến hành nới lỏng định lượng sau khi mua vào 1.7 ngàn tỷ USD tài sản liên quan đến nhà ở trong giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010.


4. Ngày 21/09/2011: Fed công bố chương trình hoán đổi trái phiếu 400 tỷ USD (Operation Twist) nhằm hạ thấp lãi suất cho vay tiêu dùng

Trong thông báo, Fed cho biết sẽ mua 400 tỷ USD chứng khoán kho bạc với kỳ hạn từ 6-30 năm và bán ra một lượng tương đương trái phiếu kỳ hạn từ 3 năm trở xuống đã tới hạn. Chương trình này kết thúc vào cuối tháng 6/2012 và Fed cũng đã công bố kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ số chứng khoán đã đáo hạn để mua vào các chứng khoán thế chấp. Chỉ số Dow Jones sụt mạnh 283.82 điểm (tương ứng 2.5%) xuống 11,124.84 điểm.


5. Ngày 20/06/2012: Fed tăng quy mô “Operation Twist” thêm 267 tỷ USD

Tiếp tục các biện pháp bất thường nhằm thúc đẩy nền kinh tế, Fed cho biết sẽ gia tăng quy mô của lượng trái phiếu dài hạn đang nắm giữ thêm 267 tỷ USD nhằm hạ thấp hơn nữa chi phí vay mượn. Đồng thời, Chủ tịch Ben Bernanke cho biết ngân hàng trung ương sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp khác nếu cần thiết.


6. Ngày 13/09/2012: Fed công bố gói QE3 dưới dạng mua vào chứng khoán thế chấp

Với tỷ lệ 11 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) với hình thức mở. Theo đó, hàng tháng Fed cho biết sẽ mua vào 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp.

Fed cũng cho biết sẽ giữ nguyên quy mô chương trình “Operation Twist”, tức bán ra trái phiếu ngắn hạn và mua vào trái phiếu dài hạn cũng như dùng lợi nhuận từ các chứng khoán đã tới hạn để tái đầu tư.


7. Ngày 12/12/2012: Fed tuyên bố mua thêm 45 tỷ USD trái phiếu/tháng sau khi thiết lập mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp

Fed công bố chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ USD/tháng thông qua việc mua vào trái phiếu kho bạc dài hạn nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệpFed cho là đang ở mức cao.

Nếu không có động thái này, chương trình mua trái phiếu của Fed sẽ bị cắt giảm vào cuối năm khi Operation Twist hết hạn.


8. Ngày 14/01/2013: Chủ tịch Bernanke hạ thấp rủi ro gây ra lạm phát của gói QE3

Chủ tịch Ben Bernanke đã xoa dịu nỗi lo của một số quan chức ngân hàng và nhà đầu tư về việc chương trình mua trái phiếu của Fed có thể khiến lạm phát tăng cao. Trong bài phát biểu tại Đại học Michigan, Chủ tịch Bernanke nhận định: “Tôi cho rằng lạm phát cao không phải là kết quả của chương trình này”.


9. Ngày 22/05/2013: Chủ tịch Bernanke cho Quốc hội biết có thể sớm cắt giảm QE

Chủ tịch Ben Bernanke cho Quốc hội biết ngân hàng trung ương có thể cắt giảm chương trình mua tài sản trong các tháng tới. Chứng khoán Mỹ trượt dài với Dow Jones giảm 80.41 điểm (tương ứng 0.5%) xuống 15,307.17 điểm.


10. Ngày 19/06/2013: Chủ tịch Bernanke cho biết Fed có thể cắt giảm chương trình mua trái phiếu trong năm nay, tùy thuộc vào triển vọng kinh tế

Người đứng đầu ngân hàng trung ương cho biết Fed có thể bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện với tốc độ như kỳ vọng của các quan chức Fed. Và Fed có thể chấm dứt hẳn chương trình mua trái phiếu vào giữa năm tới nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Thị trường lập tức chứng kiến cảnh bán tháo, tương tự như kịch bản trước đó vài tuần khi Chủ tịch Bernanke lần đầu đề cập đến khả năng cắt giảm chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu/tháng.

Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng một ngày trước đó, Tổng thống Barack Obama nhận định với phóng viên Charlie Rose rằng: “Ben Bernanke hơi giống Bob Mueller - người đứng đầu FBI vì đã giữ chức Chủ tịch Fed lâu hơn so với mong muốn của ông”.

Trên thị trường đã lan truyền các tin đồn về kế hoạch sự nghiệp của Chủ tịch Bernanke nhưng nhận định của Tổng thống Obama buộc những người quan sát Fed bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về thời kỳ hậu Bernanke. Ông Bernanke đã giữ chức Chủ tịch Fed từ năm 2006 và nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ kết thúc vào ngày 31/01/2014.


11. Ngày 18/09/2013: Fed quyết định chưa rút lại QE

Fed khiến các thị trường bất ngờ khi giữ nguyên quy mô chương trình mua tài sản, trì hoãn quyết định thu hồi QE cho đến cuối năm. Cụ thể, với tỷ lệ 9 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed giữ nguyên chương trình mua trái phiếu ở mức 85 tỷ USD/tháng do các điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt. Sau động thái này của Fed, Dow Jones và S&P 500 vọt lên kỷ lục.

Hiện nhà đầu tư đang ngóng động thái mới của Fed với biên bản họp chính sách tháng 10 sẽ được công bố vào ngày mai, tức thứ Tư (30/10) theo giờ địa phương sau khi cuộc họp 2 ngày của FOMC kết thúc.


12. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố từ tháng 1/2014 sẽ cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu hàng tháng bớt 10 tỷ USD còn 75 tỷ USD



13. Fed tiếp tục cắt QE3 bớt 10 tỷ USD khi nhiệm kỳ Chủ tịch Bernanke kết thúc


14. Fed cắt QE3 bớt 10 tỷ USD lần thứ 3 liên tiếp

Đây là lần thứ 3 liên tiếp, ngân hàng trung ương thắt chặt các biện pháp kích thích và động thái này đã thu hẹp quy mô QE3 từ 85 tỷ USD trong năm ngoái xuống còn 55 tỷ USD/tháng

FOMC LÀ GÌ ?


Ủy ban Thị trường MởFOMC là một tổ chức gồm có 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Dự trữ Liên bang và 5 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang. FOMC thường tổ chức cuộc họp định kỳ 8 lần/năm để thảo luận và đưa ra quyết định về xu hướng ngắn hạn đối với chính sách tiền tệ. Các thay đổi trong chính sách tiền tệ thường được thông báo trong cuộc họp báo ngay sau cuộc họp.

Thông báo lãi suất từ FED đưa ra trong cuộc họp với FOMC thường được đánh giá là thông tin có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các thị trường. Trong các tuần trước thời điểm diễn ra cuộc họp, giới đầu tư cũng như giới kinh doanh thường tranh luận về khả năng thay đổi lãi suất. Sự thay đổi trong bình luận của các quan chức FOMC trong cuộc họp cũng rất quan trọng do nó cung cấp cho nhà đầu tư manh mối chính sách tiền tệ trong thời gian tiếp theo đó. Nếu như kết quả công bố khác với kỳ vọng thị trường trước đó, sẽ gây ra tác động tiêu cực và khó lường tới biến động giá của các thị trường.

Mức lãi suất mà FED đưa ra thường được coi là mức lãi suất chuẩn cho các mức lãi suất khác. Một sự thay đổi trong lãi suất của FED, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng, sẽ tác động tới việc sử dụng vốn cho vay phiên tối, tác động trực tiếp tới các mức lãi suất khác nhau từ trái phiếu cho tới lãi suất các khoản cho vay cầm cố.

Mức lãi suất thường tác động tới nền kinh tế. Mức lãi suất cao có xu hướng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngược lại mức lãi suất thấp hơn sẽ là nhân tố kích thích tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế. Nói một cách khác, mức lãi suất tác động tới môi trường kinh doanh. Trong ngành tiêu dùng, số lượng nhà và xe sẽ được tiêu thụ ít hơn khi lãi suất tăng. Hơn thế, mức lãi suất còn tác động trực tiếp tới lợi nhuận tập đoàn.

Thông thường, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa KỳFED duy trì quan điểm thắt chặt và chống lạm phát hàng đầu cho triển vọng nền kinh tế, cũng như thực hiện tăng lãi suất cơ bản, thì đồng USD sẽ được hậu thuẫn tăng giá. Ngược lại, nếu như FED tỏ quan điểm quan tâm tới sức tăng trưởng nền kinh tế Mỹ hơn là lạm phát và duy trì mức lãi suất không đổi hay cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.

5/4/14

System phức tạp #5 (Trade theo Fibonacci).

Một số bạn muốn tìm kiếm một system dùng trên những khung thời gian nhỏ hơn. Đây là một system khá tốt có thể đáp ứng yêu cầu của bạn.

Khi một trader quyết định sử dụng các khung thời gian nhỏ (VD: 10 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ) thì độ rủi ro sẽ luôn luôn cao hơn so với sử dụng các khung thời gian lớn hơn. Do đó, điều quan trọng là có một system thực sự tốt để có thể báo cho bạn những cơ hội giao dịch với khả năng thắng cao và một điều quan trọng không kém là system có thể cho bạn biết chính xác điểm đóng giao dịch mà không cần phải luôn luôn theo dõi biến động của giá.

System dưới đây sẽ cần đến kiến thức cơ bản về cách sử dụng công cụ Fibonacci, và cũng lưu ý rằng không phải mọi trader đều thấy thoải mái khi sử dụng Fobonacci trong Forex.

Cặp tiền : bất kỳ
Khung thời gian : bất kỳ khung thời gian nào lớn hơn 5 phút và nhỏ hơn 3 giờ
Công cụ : WMA 5

Nguyên tắc mở giao dịch :
Nhìn vào các đợt sóng biến động giá. Tìm 02 điểm “swing high” và “swing low” mới nhất, gọi 02 điểm này là A và B.

Kéo Fibonacci từ điểm A đến điểm B. Biết rằng hướng kéo Fibonacci (lên hoặc xuống) chính là xu hướng, nếu xu hướng không rõ ràng thì kẻ Fibonacci theo cả 02 hướng.

Sau khi kẻ Fobonacci xong, đợi và theo dõi giá thoái lui (retrace) để quyết định mở giao dịch. Trong quá trình giá thoái lui có 03 điều kiện để mở giao dịch :

1.Giá phải chạm đường WMA 5.
2.Giá ít nhất phải chạm mức thoái lui Fibonacci 0.382.
3.Mức thoái lui Fibonacci 0.618 phải không bị thất bại, nghĩa là giá không đóng bên dưới (xu hướng lên) hoặc bên trên (xu hướng xuống) mức 0.618. Giá có thể chạm hoặc qua mức này nhưng cuối cùng mức 0.618 phải đẩy lùi cuộc tấn công.
Khi 03 điều kiện nói trên đều thỏa, mở giao dịch Long khi candle đóng bên trên trên đường WMA 5, và ngược lại mở giao dịch Short khi bên dưới đường WMA 5.

Stop loss được đặt trên (xu hướng xuống)/ dưới (xu hướng lên) mức thoái lui Fibonacci 0.618 khoảng 4-5 pips. Profit target đặt ở mức Fibonacci mở rộng 1.618.




Tổng hợp


System phức tạp #5 (Trade theo Fibonacci).

Một số bạn muốn tìm kiếm một system dùng trên những khung thời gian nhỏ hơn. Đây là một system khá tốt có thể đáp ứng yêu cầu của bạn.

Khi một trader quyết định sử dụng các khung thời gian nhỏ (VD: 10 phút, 15 phút, 30 phút, 1 giờ) thì độ rủi ro sẽ luôn luôn cao hơn so với sử dụng các khung thời gian lớn hơn. Do đó, điều quan trọng là có một system thực sự tốt để có thể báo cho bạn những cơ hội giao dịch với khả năng thắng cao và một điều quan trọng không kém là system có thể cho bạn biết chính xác điểm đóng giao dịch mà không cần phải luôn luôn theo dõi biến động của giá.

System dưới đây sẽ cần đến kiến thức cơ bản về cách sử dụng công cụ Fibonacci, và cũng lưu ý rằng không phải mọi trader đều thấy thoải mái khi sử dụng Fobonacci trong Forex.

Cặp tiền : bất kỳ
Khung thời gian : bất kỳ khung thời gian nào lớn hơn 5 phút và nhỏ hơn 3 giờ
Công cụ : WMA 5

Nguyên tắc mở giao dịch :
Nhìn vào các đợt sóng biến động giá. Tìm 02 điểm “swing high” và “swing low” mới nhất, gọi 02 điểm này là A và B.

Kéo Fibonacci từ điểm A đến điểm B. Biết rằng hướng kéo Fibonacci (lên hoặc xuống) chính là xu hướng, nếu xu hướng không rõ ràng thì kẻ Fibonacci theo cả 02 hướng.

Sau khi kẻ Fobonacci xong, đợi và theo dõi giá thoái lui (retrace) để quyết định mở giao dịch. Trong quá trình giá thoái lui có 03 điều kiện để mở giao dịch :

1.Giá phải chạm đường WMA 5.
2.Giá ít nhất phải chạm mức thoái lui Fibonacci 0.382.
3.Mức thoái lui Fibonacci 0.618 phải không bị thất bại, nghĩa là giá không đóng bên dưới (xu hướng lên) hoặc bên trên (xu hướng xuống) mức 0.618. Giá có thể chạm hoặc qua mức này nhưng cuối cùng mức 0.618 phải đẩy lùi cuộc tấn công.
Khi 03 điều kiện nói trên đều thỏa, mở giao dịch Long khi candle đóng bên trên trên đường WMA 5, và ngược lại mở giao dịch Short khi bên dưới đường WMA 5.

Stop loss được đặt trên (xu hướng xuống)/ dưới (xu hướng lên) mức thoái lui Fibonacci 0.618 khoảng 4-5 pips. Profit target đặt ở mức Fibonacci mở rộng 1.618.





System phức tạp #2 (02 điều kiện cắt nhau).

Cặp tiền: GBP/USD (ưu tiên) hoặc cặp tiền bất kỳ
Khung thời gian: 3 giờ (ưu tiên) hoặc 4 giờ
Công cụ: SMA 200, SMA 100, SMA 15, EMA 5 và MACD (12,26,9)

Nguyên tắc mở giao dịch:

Do chúng ta sử dụng các công cụ “không ổn định cho đến kết thúc” (EMA, SMA, MACD) cho nên bạn luôn luôn sử dụng tín hiệu SAU KHI candle báo hiệu đóng.

1. Không bao giờ mở giao dịch nếu giá cách SMA 100 hoặc SMA 200 ít hơn 25 pips

2. Mở giao dịch khi giá cắt qua đường SMA 100 (biến động mạnh) hoặc SMA 200 (biến động rất mạnh) và chỉ sau khi candle hiện tại đã đóng bên kia đường SMA. Các đường SMA không bị cắt thường xuyên.

3. Đặt stop loss ban đầu là 50 pips. Xem các mức kháng cự /hỗ trợ gần nhất và điều chỉnh theo các mức đó, stop loss có thể lên đến 70-90 pips nhưng không nên nhỏ hơn 40 pips.

4. Mở giao dịch theo hướng đường EMA 5 khi 02 điều kiện thỏa:
  • 1. Đường EMA 5 cắt đường SMA 15 “chắc chắn” – nghĩa là candle hiện tại đóng và 02 đường chắc chắn cắt nhau.
  • 2. Các đường MACD cắt nhau và candle hiện tại đóng.
Hai điều kiện cắt nhau không bắt buộc xảy ra đồng thời. Các đường MACD có thể cắt nhau trước hai đường EMASMA hoặc sau một khoảng thời gian ngắn, nhưng khoảng cách cắt nhau này không nên nhiều hơn 5 candle.

Nếu 02 điều kiện cắt nhau này không thỏa thì không mở giao dịch.

Nguyên tắc đóng giao dịch : đóng giao dịch với cùng nguyên tắc mở giao dịch: khi 02 điều kiện cắt nhau xảy ra lần nữa. Nếu chỉ xảy ra 01 điều kiện cắt nhau thì chúng ta vẫn giữ giao dịch.

Profit target:

Có thể đặt mức thu lợi theo mong muốn của bạn và khi giá chạm đến mức thu lợi thì sử dụng trailing stop để đi tiếp.
Hoặc dùng mức thu lợi 50 pips, bắt đầu sử dụng trailing stop sau khi đạt được 50 pips
Hoặc có thể thu lợi theo nguyên tắc đóng giao dịch


Hãy theo các số đánh dấu trên đồ thị:

#1 – EMA 5 cắt SMA 15, các đường MACD cũng cắt nhau, giá không gần đường SMA 100 – mở giao dịch Long.

#2 – Một lần nữa chúng ta có 02 điều kiện cắt nhau – đóng giao dịch Long và lập tức mở giao dịch Short.

#3 – 02 điều kiện cắt nhau lại xuất hiện và candle báo hiệu đã đóng giá cách xa đường SMA 100 vì vậy chúng ta đóng Short và mở Long.
Vâng, đến thời điểm này chúng ta giao dịch khi thị trường sideway vì vậy không có lợi nhuận hoặc có thể kết quả âm một ít. Giải pháp: giao dịch vào giờ hoạt động, đối với GBP/USD thì giao dịch trong phiên giao dịch của London và New York.

#4 – Chúng ta đang có giao dịch Long – đây là lúc đóng giao dịch và mở Short.

#5 – Các đường trung bình cắt nhau tuy nhiên MACD không cắt do đó vẫn giữ giao dịch.
Chúng ta thấy giá cắt qua đường SMA 100 và đóng bên dưới nó – đây là tín hiệu Sell tốt nhưng chúng ta đang có giao dịch Short đang mở.

#6 – MACD cắt nhau, tiếp theo là các đường trung bình cắt nhau – tại thời điểm này chúng ta đóng giao dịch Short. Vậy thì có mở ngay giao dịch Long không? Không, bởi vì giá rất gần đường SMA 100. Chúng ta cần đợi đến khi candle vượt qua và đóng bên trên đường SMA 100 thì mở Long.

#7 – Các đường MACD cắt nhau nhưng không có gì phải lo lắng khi điều kiện cắt thứ 2 từ các đường trung bình không xảy ra.

#8 – Giống như #7.

#9 – Thời điểm đóng Long và mở Short.

Tổng hợp

System phức tạp #2 (02 điều kiện cắt nhau).

Cặp tiền : GBP/USD (ưu tiên) hoặc cặp tiền bất kỳ
Khung thời gian : 3 giờ (ưu tiên) hoặc 4 giờ
Công cụ : SMA 200, SMA 100, SMA 15, EMA 5 và MACD (12,26,9)

Nguyên tắc mở giao dịch :

Do chúng ta sử dụng các công cụ “không ổn định cho đến kết thúc” (EMA, SMA, MACD) cho nên bạn luôn luôn sử dụng tín hiệu SAU KHI candle báo hiệu đóng.

1.Không bao giờ mở giao dịch nếu giá cách SMA 100 hoặc SMA 200 ít hơn 25 pips

2.Mở giao dịch khi giá cắt qua đường SMA 100 (biến động mạnh) hoặc SMA 200 (biến động rất mạnh) và chỉ sau khi candle hiện tại đã đóng bên kia đường SMA. Các đường SMA không bị cắt thường xuyên.
3.Đặt stop loss ban đầu là 50 pips. Xem các mức kháng cự /hỗ trợ gần nhất và điều chỉnh theo các mức đó, stop loss có thể lên đến 70-90 pips nhưng không nên nhỏ hơn 40 pips.
4.Mở giao dịch theo hướng đường EMA 5 khi 02 điều kiện thỏa :
  • 1.Đường EMA 5 cắt đường SMA 15 “chắc chắn” – nghĩa là candle hiện tại đóng và 02 đường chắc chắn cắt nhau.
  • 2.Các đường MACD cắt nhau và candle hiện tại đóng.
Hai điều kiện cắt nhau không bắt buộc xảy ra đồng thời. Các đường MACD có thể cắt nhau trước hai đường EMASMA hoặc sau một khoảng thời gian ngắn, nhưng khoảng cách cắt nhau này không nên nhiều hơn 5 candle.

Nếu 02 điều kiện cắt nhau này không thỏa thì không mở giao dịch.

Nguyên tắc đóng giao dịch : đóng giao dịch với cùng nguyên tắc mở giao dịch : khi 02 điều kiện cắt nhau xảy ra lần nữa. Nếu chỉ xảy ra 01 điều kiện cắt nhau thì chúng ta vẫn giữ giao dịch.

Profit target :

Có thể đặt mức thu lợi theo mong muốn của bạn và khi giá chạm đến mức thu lợi thì sử dụng trailing stop để đi tiếp.
Hoặc dùng mức thu lợi 50 pips, bắt đầu sử dụng trailing stop sau khi đạt được 50 pips
Hoặc có thể thu lợi theo nguyên tắc đóng giao dịch



Hãy theo các số đánh dấu trên đồ thị :

#1 – EMA 5 cắt SMA 15, các đường MACD cũng cắt nhau, giá không gần đường SMA 100 – mở giao dịch Long.

#2 – Một lần nữa chúng ta có 02 điều kiện cắt nhau – đóng giao dịch Long và lập tức mở giao dịch Short.

# 3 – 02 điều kiện cắt nhau lại xuất hiện và candle báo hiệu đã đóng giá cách xa đường SMA 100 vì vậy chúng ta đóng Short và mở Long.
Vâng, đến thời điểm này chúng ta giao dịch khi thị trường sideway vì vậy không có lợi nhuận hoặc có thể kết quả âm một ít. Giải pháp : giao dịch vào giờ hoạt động, đối với GBP/USD thì giao dịch trong phiên giao dịch của London và New York.

#4 – Chúng ta đang có giao dịch Long – đây là lúc đóng giao dịch và mở Short.

#5 – Các đường trung bình cắt nhau tuy nhiên MACD không cắt do đó vẫn giữ giao dịch.
Chúng ta thấy giá cắt qua đường SMA 100 và đóng bên dưới nó – đây là tín hiệu Sell tốt nhưng chúng ta đang có giao dịch Short đang mở.

#6 – MACD cắt nhau, tiếp theo là các đường trung bình cắt nhau – tại thời điểm này chúng ta đóng giao dịch Short. Vậy thì có mở ngay giao dịch Long không? Không, bởi vì giá rất gần đường SMA 100. Chúng ta cần đợi đến khi candle vượt qua và đóng bên trên đường SMA 100 thì mở Long.

#7 – Các đường MACD cắt nhau nhưng không có gì phải lo lắng khi điều kiện cắt thứ 2 từ các đường trung bình không xảy ra.

#8 – Giống như #7.

#9 – Thời điểm đóng Long và mở Short.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức