BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính sách tiền tệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chính sách tiền tệ. Hiển thị tất cả bài đăng

27/4/14

Nhận định thị trường vàng tuần 5 tháng 4/2014


Tuần trước, giá vàng nhỉnh hơn 1.300 USD/ounce do bạo lực tại Ukraine thúc đẩy nhu cầu trú ẩn và thị trường chứng khoán giảm điểm hỗ trợ giá vàng.

Trong cả tuần, vàng tăng 0,5% và là tuần thứ 3 trong 4 tuần gần đây tăng giá. Howard Wen, chuyên gia phân tích tại HSBC nhận định, vàng tăng giá chủ yếu là do tâm lý lo ngại rủi ro.

Mặt khác, xu hướng tuần tới của đa số chứng khoán vẫn sẽ là giảm điểm. Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 79,770 điểm. Chỉ số WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh - giảm xuống 73,05 điểm.

Theo phân tích kỹ thuật tại đồ thị D1 cho tuần tới của vàng.
Ta thấy vàng đã tới cản trên của trend giảm theo mô hình flag. Tại đây cũng trùng với mức fibo 38.2 ở vùng giá 1310. Tuần này, chúng ta có 2 kịch bản cho giá vàng:

1. Giá vàng sẽ hồi về mức 61.8 tại vùng giá 1260 và đảo chiều đi lên các mức fibo tiếp theo. Do tại fibo 61.8 là mức cản đã tranh chấp nhiều lần trong nhiều tháng qua kể từ tháng 10/2013.

2. Khi giá vàng tuần tới vượt qua vùng 1310, cũng là mức fibo 38.2, đồng thời cho thấy dấu hiệu bứt phá rõ ràng vượt hẳn lên trên đường MA200 sẽ cho ta tín hiệu tăng mạnh mẽ. Dự đoán ở kịch bản này, giá vàng sẽ đi lên vùng giá tiếp theo là 1350 (một vùng cản cứng từ nhiều tháng qua)

Biểu đồ giá vàng tại D1

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào lúc 1 giờ sáng ngày 1/5 và bản tin NFP vào lúc 7h30 ngày 2/5, lấy tín hiệu để tiếp tục giao dịch.

24/4/14

Thống đốc BOJ: “Tiếp tục kích thích cho đến khi đạt mục tiêu lạm phát”

Đồng Yen giao dịch ở mức 105,28 Yen/USD lúc trưa nay tại sàn giao dịch Singapore sau khi đóng cửa ở mức 105,31 Yen/USD ngày 31/12/2013.

Đồng Yen hiện đang ở mức thấp nhất kể từ 1979 trong bối cảnh Ngân hàng trung ương Nhật (BOJ) dự định tiếp tục các biện pháp kích thích chưa từng có tiền lệ để hỗ trợ nền kinh tế và chấm dứt hơn một thập kỷ giảm phát.

Yen Nhật tiếp tục nối dài mạch giảm khi Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda phát biểu trong một buổi phỏng vấn bởi báo Yomiuri ngày hôm qua, rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ tiếp tục kích thích cho đến khi lạm phát ổn định ở mức 2%. Chính sách tiền tệ của Nhật có sự khác biệt với Mỹ, nơi mà Cục dự trữ Liên bang (Fed) dự định sẽ chấm dứt chương trình mua trái phiếu trong năm nay.
Đồng Yen sẽ tiếp tục suy yếu,” Janu Chan, kinh tế gia tại ngân hàng St. George ở Sydney, nói. “Nhiều khả năng BOJ sẽ tiếp tục nới lỏng định lượng, trong khi Mỹ thì ngược lại.”

Tính chung cả năm 2013, Yen đã giảm 18%.
Trong một cuộc họp tháng trước, BOJ vẫn duy trì cam kết mở rộng cơ sở tiền tệ của Nhật Bản thêm 60 nghìn – 70 nghìn tỷ Yen (665 tỷ USD) mỗi năm. Hồi tháng 4/2013, các nhà hoạch định chính sách tuyên bó sẽ tăng gấp đôi chương trình mua trái phiếu hàng tháng lên mức hơn 7 nghìn tỷ Yen nhằm kết thúc 15 năm giảm phát.
Thống đốc Kuroda khẳng định, mục tiêu của BOJ đến 2015 là đạt được lạm phát 2%, báo Yomiuri viết. Ngân hàng trung ương sẽ không cắt giảm quy mô chương trình kích thích trong giai đoạn này, ông nói.

Trong khi đó, các quan chức của Fed hôm 18/12 nói rằng sẽ cắt giảm chương tình mua trái phiếu hàng tháng từ mức 85 tỷ USD xuống còn 75 tỷ USD trước khi kết thúc chương trình vào tháng 12/2014.

23/4/14

Hy Lạp dẫn đầu Eurozone về tỷ lệ nợ công

Năm 2013, nợ công Hy Lạp lên mức cao nhất trong khu vực đồng euro, nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giảm chi phí các khoản cứu trợ của chính phủ.


Theo văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), trong năm 2013, tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp đã tăng lên đến 175,1%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước đó là 157,2%. Tỷ lệ nợ công/GDP của toàn bộ khu vực đồng euro đã lên mức cao kỷ lục là 92,6%.

Nicholas Spiro, giám đốc quản lý công ty tư vấn Chiến lược Quốc gia Spiro, nhận xét rằng, sự gia tăng trong nợ công kể từ cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp năm 2009 thật đáng kinh ngạc. Các nước đối tác dự báo, tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm mạnh xuống dưới 110% đến năm 2022.

Tháng 11/2012, khi chính phủ Hy Lạp đăng ký mục tiêu thặng dư ngân sách chính (không bao gồm chi phí vay nợ), các đối tác trong khu vực đồng euro của Hy Lạp cho biết sẽ xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp nước này đạt được mục tiêu đã đề ra bằng thỏa thuận cứu trợ. 

Trong nỗ lực tìm cách thúc đẩy chính phủ liên minh hai đảng, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras hy vọng rằng, các biện pháp cắt giảm chi phí mà ông đưa ra sẽ có hiệu quả trước khi cuộc bầu cử lập pháp châu Âu diễn ra vào tháng tới. Chính phủ Hy Lạp cho biết, năm 2013, thặng dư ngân sách chính đạt 2,9 tỷ euro (4 tỷ USD) năm ngoái. Hôm nay, Ủy ban châu Âu sẽ xác nhận lại con số này.

Số liệu công bố ngày 23/4 cho biết, năm 2013, thâm hụt của Hy Lạp đã tăng lên 12,7% so với GDP, cao hơn nhiều so với tỷ lệ của năm 2012 là 8,9%. Con số này bao gồm chi phí tái cấp vốn của các ngân hàng tại Hy Lạp. Nếu không tính thêm chi phí này, Ủy ban châu Âu dự báo, thâm hụt của Hy Lạp trong năm 2014 sẽ giảm xuống 2,2% so với GDP.

Ông Samaras cũng dự báo, đến năm 2015, kinh tế Hy Lạp sẽ có cả thặng dư ngân sách chính và thặng dư tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp có thể tự mình trả nợ mà không cần vay nước ngoài. Hy Lạp đã tiến hành công cuộc tái cơ cấu nợ công lớn nhất thế giới và nhận 240 tỷ euro tiền cứu trợ tính đến thời điểm hiện tại. Để nhận được các khoản cứu trợ, Hy Lạp phải đối mặt với một loạt các điều kiện kinh tế như cải cách thị trường lao động và mục tiêu ngân sách.

Trong những tuần gần đây, kinh tế Hy Lạp đã tạo được đà phục hồi. Tháng 4, lần đầu tiên trong 4 năm, chính phủ tiến hành bán trái phiếu và dự báo, trong năm 2014, Hy Lạp sẽ thoát khỏi cuộc suy thoái kéo dài trong 6 năm. 

Số liệu công bố ngày hôm nay cũng khẳng định rằng, các nền kinh tế dễ bị tổn thương khác của khu vực đồng euro cũng vẫn phải đối mặt với vấn đề kiểm soát nợ. Ý vẫn là nước có mức nợ công cao thứ 2 của khu vực với tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên 132,6% trong năm 2013.

Bồ Đào Nha xếp vị trí thứ 3 với tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên 129%, sau đó là Ireland với tỷ lệ nợ công/ GDP tăng lên 123,7%. Cả hai nước đều nhận các gói cứu trợ quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng tại khu vực châu Âu lên đỉnh điểm.

Số liệu cũng cho thấy, một số nước thuộc khu vực đồng euro đang đấu tranh để giảm thâm hụt ngân sách. Theo đó, năm 2013, thâm hụt ngân sách của Pháp giảm xuống 4,3% và thâm hụt của Tây Ban Nha giảm xuống 7,1%.


Nguồn Gafin/ Bloomberg/ DVO

Doanh số bán nhà Mỹ giảm liên tiếp 3 tháng



Doanh số bán nhà cũ giảm tháng thứ 3 liên tiếp do giá nhà tăng và lượng tồn kho nhà thấp, không hấp dẫn được người mua mới.


Doanh số bán nhà cũ giảm tháng thứ 3 liên tiếp do giá nhà tăng và lượng tồn kho nhà thấp, không hấp dẫn được người mua mới.

Theo báo cáo ngày hôm nay của Hiệp hội bất động sản quốc gia Mỹ, số lượng đóng hợp đồng, thông thường mất từ một đến hai tháng sau khi hợp đồng được ký, tụt 0,2% xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm. Lượng mua nhà giảm 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái trước khi điều chỉnh yếu tố mùa vụ.

Giá bất động sản tăng cao hơn tiền lương, khiến việc mua nhà trở nên khó khăn với nhiều người dân Mỹ. Mùa đông khắc nghiệt kéo dài cũng có thể là lý do khiến thị trường đóng băng, gây thiếu nguồn cung và đẩy giá nhà lên cao.

Trong một báo cáo khác ra ngày hôm nay, tính đến hết tháng 2, giá nhà tăng 6,9% trong vòng 1 năm và là mức tăng thấp nhất, chứng tỏ phục hồi thị trường nhà đất đang chững lại.

Các chuyên gia cho rằng, giá nhà sẽ còn tiếp tục tăng do thiếu hụt nguồn tồn kho.

Nguồn GAFIN/Bloomberg/NCĐT

Giá vàng xuống thấp nhất hơn 2 tháng, dao động quanh 1.280 USD/ounce


Nguyên nhân là chứng khoán Mỹ tăng điểm và dòng chảy ra khỏi các quỹ vàng vật lý cho thấy hứng thú đầu tư suy yếu.

Giá vàng giao ngay trên Kitco lúc 5h35 là 1.282,5 USD/ounce. Trong phiên giao dịch có lúc giá vàng lên cao nhất ở 1.291,5 USD/ounce nhưng sau đó giảm mạnh xuống 1.279 USD/ounce.


Giá vàng giao ngay trên Kitco (Đường màu xanh lá cây)

Theo số liệu sơ bộ của Reuters, giá vàng giao tháng 6 trên sàn Comex giảm 7,4 USD/ounce xuống 1.281.1 USD/ounce với khối lượng giao dịch thấp hơn 30% so với mức trung bình 30 ngày.

Ngày 21/4, quỹ vàng SPDR Gold Trust cho biết, nắm giữ vàng đã giảm 3 tấn xuống 792,14 tấn. Tuần trước, dòng chảy ra khỏi quỹ lên đến 9,3 tấn. Deutsche Bank cho biết, tin tức này đã khiến các nhà đầu tư vàng ngắn hạn choáng váng vì nhiều người cho rằng, xu hướng giảm của giá vàng trong năm 2013 đã kết thúc.

Chỉ số S&P 500 tăng 6 ngày liên tiếp nhờ kết quả doanh thu của các doanh nghiệp cho thấy triển vọng kinh tế Mỹ tươi sáng hơn đồng thời kéo giảm hứng thú đầu tư vào vàng. Giá vàng giảm liên tiếp trong 4 ngày sau khi chính phủ công bố số liệu cho thấy, giá nhà trong tháng 2 tại Mỹ tăng, doanh số bán nhà cũ nhỉnh hơn so với dự báo.

Giới thương nhân cho biết, những chỉ số kinh tế tiếp theo của Mỹ như doanh số bán nhà mới công bố ngày 23/4, số đơn đặt mua hàng hóa bền lâu và đơn xin trợ cấp thất nghiệp công bố ngày 24/4 có thể sẽ ảnh hưởng tới giá vàng trong ngắn hạn.

Ngoài ra, bạc giảm 0,1% xuống 19,37 USD/ounce, bạch kim tăng 0,2% lên 1.395,5 USD/ounce và palladium tăng 0,6% lên 781,33 USD/ounce.

Giới đầu tư vào bạch kim cho biết, các công ty sản xuất bạch kim hàng đầu thế giới đã gặp Liên minh AMCU trong ngày 22/4 để đàm phán về mức lương cho công nhân nhằm kết thúc cuộc đình công kéo dài và tốn kém nhất tại các mỏ khai thác ở Nam Phi.


Nguồn Gafin/ Reuters/ NCDT

22/4/14

S&P 500 có chuỗi tăng dài nhất năm 2014

Thị trường tăng điểm giữa những dấu hiệu cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp đang được cải thiện.


TTCK Mỹ tăng điểm phiên thứ 5 liên tiếp với chỉ số S&P 500 có chuỗi tăng điểm dài nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Thị trường tăng điểm giữa những dấu hiệu cho thấy lợi nhuận của các doanh nghiệp đang được cải thiện.

Kết thúc phiên hôm qua (21/4), chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, lên 1.871,89 điểm và đã tăng tổng cộng 3,1% trong 5 phiên vừa qua. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,3%, lên 16.449,25 điểm. Tổng cộng có khoảng 49 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong phiên, thấp nhất trong năm 2014. 

Netflix Inc.Zions Bancorporation là những công ty thuộc chỉ số S&P 500 công bố kết quả kinh doanh hôm qua. Hơn 70% công ty thông báo lợi nhuận vượt dự báo, theo số liệu thống kê của Bloomberg.

8 trong số 10 nhóm chính của chỉ số S&P 500 tăng điểm với các cổ phiếu y tế tăng 1,2% và dẫn đầu xu hướng. Cổ phiếu của Pfizer Inc. tăng 2,3%, mạnh nhất trong chỉ số Dow Jones. 

Tuần trước, S&P 500 đã tăng tổng cộng 2,7% - mạnh nhất kể từ tháng 7 năm ngoái. Thị trường hồi phục sau một tuần lao dốc mạnh do nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu công nghệ. Đà hồi phục có được là nhờ lợi nhuận của các doanh nghiệp (từ Morgan Stanley đến Citigroup và Yahoo) vượt dự đoán và Chủ tịch Fed Janet Yellen khẳng định lại cam kết hỗ trợ nền kinh tế. 

Đến nay chỉ số S&P 500 chỉ còn cách 1% so với mốc cao kỷ lục được lập hôm 2/4. 


Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg

USD tăng cao nhất 2 tuần so với yên



Thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng 3 lên mức cao chưa từng thấy đã kéo giảm yên so với USD.

Theo Bộ tài chính Nhật Bản, thâm hụt thương mại của Nhật Bản trong tháng 4 đã chạm mốc kỷ lục 1,45 nghìn tỷ yên. Xuất khẩu tăng 1,8% và nhập khẩu tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, thâm hụt thương mại trong năm tài chính 2013 của Nhật Bản đã tăng lên 13,75 nghìn tỷ yên

Marc Chandler, trưởng chiến lược gia tiền tệ toàn cầu tại Brown Brothers Harriman, nhận định, việc Nhật Bản từ một nước có thặng dư thương mại biến thành một nước có thâm hụt thương mại trầm trọng nhất là một trong những bước chuyển quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

USD tăng lên, giao dịch từ 102,42 JPY/USD trong ngày 17/4 lên 102,60 JPY/USD, mức cao nhất kể từ ngày 7/4 theo số liệu của FactSet.

JPY - USD

Trong khi đó, chứng khoán Mỹ tăng điểm sau các báo cáo doanh thu vượt ước tính bạo lực tại miền đông Ukraine gia tăng. 

Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác - tăng cao từ 72,852 điểm của ngày 17/4 lên 79,957 điểm. Chỉ số đô la WSJ - theo dõi tỷ giá của USD so với các đồng tiền mạnh - tăng lên 73,10 điểm.

Chỉ số Hoạt động quốc gia Chicago Fed giảm xuống 0,2 điểm trong tháng 3 từ mức 0,53 trong tháng 2. Chỉ số kinh tế của Conference Board tăng 0,8% trong tháng 3, cho thấy, tăng trưởng kinh tế Mỹ có khả năng tăng tốc.

Euro giảm so với USD, giao dịch ở 1,3793 USD/EUR, thấp hơn so với 1,3815 USD/EUR cuối phiên giao dịch ngày 17/4. 

USD - EUR


Bảng Anh tăng lên 1,6802 USD/GBP so với 1,6790 USD/GBP trong phiên giao dịch cuối của tuần trước.

USD - GBP


Đô la Úc tăng lên giao dịch ở 93,33 USD/AUD.

USD - AUD


Nguồn Gafin/ Market Watch/ NCDT

18/4/14

Dòng tiền thông minh rút khỏi thị trường!

Việc thị trường giảm mạnh có thể khiến cho áp lực từ việc giải chấp của các tài khoản margin tăng cao. Chỉ số VS-NVI VN đã rơi xuống dưới EMA 5 ngày 5 phiên liên tiếp, cho thấy dòng tiền thông minh đang rút ra khỏi thị trường trong ngắn hạn.

I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY 17.04.2014

- Sự sụt giảm mạnh về điểm số của các chỉ số thị trường tiếp tục diễn ra trong phiên hôm nay, với tốc độ rơi mạnh hơn và tâm lý bi quan hơn. Cụ thể, VN-Index giảm 2.01% về mức 574.29 điểm, trong khi HNX-Index giảm 2.04% chốt tại 82.62 điểm. Các nhóm cổ phiếu theo Market Cap đều giảm điểm mạnh trong khoảng 2.2 – 2.6%.

Như vậy, cả hai chỉ số chính đã giảm 5 phiên liên tiếp kể từ ngày 10/4. VN-Index đã mất tổng cộng 28.9 điểm, tương đương 4.8%, còn HNX-Index mất 5.15 điểm, tương đương 5.8% so với phiên ngày 08/04.

- Nhóm cổ phiếu ngành Nông – Lâm – Ngư tiếp tục đi ngược thị trường và tăng nhẹ với mức tăng 0.26%, ngoài ra nhóm CNTT – Truyền thông cũng đạt mức tăng 0.2%. Đây là hai nhóm tăng điểm duy nhất của phiên hôm nay. Nhóm giảm điểm nhiều nhất gồm: Chứng khoán (-4.87%), Sản xuất Vật liệu xây dựng (-4.21%), Dịch vụ chuyên môn – KHCN (-3.73%), Khai khoáng (-3.61%),...

- Hoạt động bán tháo diễn ra mạnh nhất ở các cổ phiếu như FLC với 12.7 triệu cổ phiếu khớp lệnh và đóng cửa giá sàn, ITA với 14.2 triệu cổ phiếu khớp lệnh và chốt phiên giảm 4.3%. Trên sàn HNXPVX với 13.2 triệu cổ phiếu giao dịch và đóng cửa giá sàn, KLS với 9.4 triệu cổ phiếu giao dịch và giảm 6.8% khi chốt phiên.

- Sự giảm điểm mạnh của VN-Index không chỉ do tình trạng bán tháo ở hầu hết các cổ phiếu mà còn sự giảm điểm mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và dẫn dắt thị trường như GAS, VIC, MSN, BID, VCB, BVH. Nhóm này đã kéo VN-Index giảm tổng cộng 1.22%. Đối với chỉ số HNX-Index, nhóm cổ phiếu gồm PVS, PVX, KLS, VCG, LAS, BVS đã tác động giảm điểm tổng cộng lên chỉ số này là 0.67%.

- Hoạt động bán tháo mạnh trong phiên hôm nay diễn ra cùng lúc với phiên tòa xét xử đầu tiên (nay đã tạm hoãn) về vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên cho thấy nhà đầu tư lo sợ nhiều thông tin không tốt sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng lực cầu đã tỏ ra yếu hẳn trong một thời gian dài gần đây, trong bối cảnh không có thêm nhiều thông tin hỗ trợ và thông tin thực dần xuất hiện.

- Điểm tích cực nhất là thanh khoản có dấu hiệu cải thiện trong phiên hôm nay với mức tăng 12.4% trên sàn HOSE và 12.7% trên sàn HNX. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 143 triệu đơn vị, trong khi ở sàn HNX là 93.1 triệu đơn vị. Các mức thanh khoản này đang tiến gần về khối lượng khớp lệnh trung bình 1 tháng qua trên sàn HOSE là 151.3 triệu đơn vị và trên sàn HNX là 98.3 triệu đơn vị.

- Bên cạnh đó, khối ngoại mua ròng mạnh phiên thứ 2 trên sàn HOSE với giá trị 143.6 tỷ đồng và trên sàn HNX là 25.8 tỷ đồng.

Trên HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất ở GAS (19.8 tỷ đồng), HPG (15.4 tỷ đồng), VCB (11.0 tỷ đồng), trong khi họ chuyển qua bán ròng mạnh PET (9 tỷ đồng), HCM (4.4 tỷ đồng),PVD (4.2 tỷ đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng nhiều nhất ở PVS (11.9 tỷ đồng), VCG (6.6 tỷ đồng), và bán ròng nhiều nhất ở PVX (2.7 tỷ đồng).

- Việc thị trường giảm mạnh có thể khiến cho áp lực từ việc giải chấp của các tài khoản margin tăng cao. Điểm tích cực trong phiên giao dịch hôm nay đó là hoạt động bắt đáy đã gia tăng mạnh hơn và được kỳ vọng có thể giúp thị trường chống đỡ trước diễn biến xấu.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích Xu hướng và Dao động giá

VN-Index – MACD sắp phá vỡ ngưỡng zero-base. VN-Index tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Sự lo ngại đang tăng lên khi mà chỉ báo MACD đã giảm mạnh trở lại và nếu tình trạng này vẫn tiếp tục trong các phiên tới thì nguy cơ phá vỡ ngưỡng zero-base là rất lớn. Vì vậy, nguy cơ đảo ngược hoàn toàn xu hướng ngắn hạn là khá cao nếu tín hiệu này xuất hiện.

Trong bối cảnh hai đường +DI và –DI của Directional Movement System cũng đã cho tín hiệu bán mạnh thì khả năng giảm điểm trong các phiên tới vẫn còn.

VN-Index đang test lại nhóm MA dài hạn (tương đương vùng 550 – 585 điểm), và hiện tại đã phá vỡ MA 50. Nếu nhóm này trụ vững thì xu hướng tăng trưởng dài hạn sẽ được duy trì. Còn nếu kịch bản phá vỡ xảy ra thì nguy cơ giảm sâu sẽ rất lớn.



HNX-Index – Về gần ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%. HNX-Index tiếp tục giảm giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Sau một thời gian lao dốc mạnh liên tục, chỉ báo Stochastic Oscillator đã về gần vùng oversold. Nếu Stochastic Oscillator cho tín hiệu mua trở lại thì có thể sẽ có phục hồi nhẹ xuất hiện trên HNX-Index khi mà ngưỡng hỗ trợ Fibonacci Retracement 261.8% (tương đương vùng 79 – 80 điểm) đang ở khá gần.

Sức ép từ nhóm MA ngắn hạn (tương đương vùng 86.5 – 88.5 điểm) vẫn còn khá lớn. Nếu HNX-Index có hồi phục trong những phiên tới thì nhóm này sẽ đóng vai trò kháng cự mạnh trong ngắn hạn.


Phân tích Market Strength

VS-Arms VN duy trì mức cao trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014 cho thấy bên bán chiếm ưu thế trở lại trong phiên này. EMA 5 ngày của VS-Arms VN cũng đang cho thấy bên bán chiếm ưu thế nên rủi ro của thị trường là khá lớn.

VS-LBR VN tiếp tục ở mức khá cao trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Bên cạnh đó, EMA 5 ngày của VS-LBR VN vẫn còn duy trì trên mức 0.65 chứng tỏ nhà đầu tư lớn đang hoạt động khá tích cực trong thời gian gần đây.



Phân tích Dòng tiền

Biến động của dòng tiền thông minh: VS-NVI VN tiếp tục áp sát EMA 20 ngày trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ trong các phiên tới thì sẽ là tín hiệu khá xấu.

Hiện tại, VS-NVI VN đã rơi xuống dưới EMA 5 ngày 5 phiên liên tiếp. Điều này cho thấy dòng tiền thông minh đang rút ra khỏi thị trường trong ngắn hạn.

Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại mua ròng trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Tuy nhiên, đường EMA 5 ngày của NetValForVN vẫn đang duy trì dưới đường zero-base. Vì vậy, khả năng có hồi phục sẽ giảm xuống mức thấp trong ngắn hạn.



II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 16.04.2014








Nguồn dữ liệu: VietstockFinance


LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức