BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn candle indicator. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn candle indicator. Hiển thị tất cả bài đăng

18/4/14

Dòng tiền thông minh rút khỏi thị trường!

Việc thị trường giảm mạnh có thể khiến cho áp lực từ việc giải chấp của các tài khoản margin tăng cao. Chỉ số VS-NVI VN đã rơi xuống dưới EMA 5 ngày 5 phiên liên tiếp, cho thấy dòng tiền thông minh đang rút ra khỏi thị trường trong ngắn hạn.

I. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NGÀY 17.04.2014

- Sự sụt giảm mạnh về điểm số của các chỉ số thị trường tiếp tục diễn ra trong phiên hôm nay, với tốc độ rơi mạnh hơn và tâm lý bi quan hơn. Cụ thể, VN-Index giảm 2.01% về mức 574.29 điểm, trong khi HNX-Index giảm 2.04% chốt tại 82.62 điểm. Các nhóm cổ phiếu theo Market Cap đều giảm điểm mạnh trong khoảng 2.2 – 2.6%.

Như vậy, cả hai chỉ số chính đã giảm 5 phiên liên tiếp kể từ ngày 10/4. VN-Index đã mất tổng cộng 28.9 điểm, tương đương 4.8%, còn HNX-Index mất 5.15 điểm, tương đương 5.8% so với phiên ngày 08/04.

- Nhóm cổ phiếu ngành Nông – Lâm – Ngư tiếp tục đi ngược thị trường và tăng nhẹ với mức tăng 0.26%, ngoài ra nhóm CNTT – Truyền thông cũng đạt mức tăng 0.2%. Đây là hai nhóm tăng điểm duy nhất của phiên hôm nay. Nhóm giảm điểm nhiều nhất gồm: Chứng khoán (-4.87%), Sản xuất Vật liệu xây dựng (-4.21%), Dịch vụ chuyên môn – KHCN (-3.73%), Khai khoáng (-3.61%),...

- Hoạt động bán tháo diễn ra mạnh nhất ở các cổ phiếu như FLC với 12.7 triệu cổ phiếu khớp lệnh và đóng cửa giá sàn, ITA với 14.2 triệu cổ phiếu khớp lệnh và chốt phiên giảm 4.3%. Trên sàn HNXPVX với 13.2 triệu cổ phiếu giao dịch và đóng cửa giá sàn, KLS với 9.4 triệu cổ phiếu giao dịch và giảm 6.8% khi chốt phiên.

- Sự giảm điểm mạnh của VN-Index không chỉ do tình trạng bán tháo ở hầu hết các cổ phiếu mà còn sự giảm điểm mạnh ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và dẫn dắt thị trường như GAS, VIC, MSN, BID, VCB, BVH. Nhóm này đã kéo VN-Index giảm tổng cộng 1.22%. Đối với chỉ số HNX-Index, nhóm cổ phiếu gồm PVS, PVX, KLS, VCG, LAS, BVS đã tác động giảm điểm tổng cộng lên chỉ số này là 0.67%.

- Hoạt động bán tháo mạnh trong phiên hôm nay diễn ra cùng lúc với phiên tòa xét xử đầu tiên (nay đã tạm hoãn) về vụ án liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên cho thấy nhà đầu tư lo sợ nhiều thông tin không tốt sẽ xuất hiện trong thời gian tới. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng lực cầu đã tỏ ra yếu hẳn trong một thời gian dài gần đây, trong bối cảnh không có thêm nhiều thông tin hỗ trợ và thông tin thực dần xuất hiện.

- Điểm tích cực nhất là thanh khoản có dấu hiệu cải thiện trong phiên hôm nay với mức tăng 12.4% trên sàn HOSE và 12.7% trên sàn HNX. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 143 triệu đơn vị, trong khi ở sàn HNX là 93.1 triệu đơn vị. Các mức thanh khoản này đang tiến gần về khối lượng khớp lệnh trung bình 1 tháng qua trên sàn HOSE là 151.3 triệu đơn vị và trên sàn HNX là 98.3 triệu đơn vị.

- Bên cạnh đó, khối ngoại mua ròng mạnh phiên thứ 2 trên sàn HOSE với giá trị 143.6 tỷ đồng và trên sàn HNX là 25.8 tỷ đồng.

Trên HOSE, khối ngoại tiếp tục mua ròng mạnh nhất ở GAS (19.8 tỷ đồng), HPG (15.4 tỷ đồng), VCB (11.0 tỷ đồng), trong khi họ chuyển qua bán ròng mạnh PET (9 tỷ đồng), HCM (4.4 tỷ đồng),PVD (4.2 tỷ đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng nhiều nhất ở PVS (11.9 tỷ đồng), VCG (6.6 tỷ đồng), và bán ròng nhiều nhất ở PVX (2.7 tỷ đồng).

- Việc thị trường giảm mạnh có thể khiến cho áp lực từ việc giải chấp của các tài khoản margin tăng cao. Điểm tích cực trong phiên giao dịch hôm nay đó là hoạt động bắt đáy đã gia tăng mạnh hơn và được kỳ vọng có thể giúp thị trường chống đỡ trước diễn biến xấu.

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

Phân tích Xu hướng và Dao động giá

VN-Index – MACD sắp phá vỡ ngưỡng zero-base. VN-Index tiếp tục giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Sự lo ngại đang tăng lên khi mà chỉ báo MACD đã giảm mạnh trở lại và nếu tình trạng này vẫn tiếp tục trong các phiên tới thì nguy cơ phá vỡ ngưỡng zero-base là rất lớn. Vì vậy, nguy cơ đảo ngược hoàn toàn xu hướng ngắn hạn là khá cao nếu tín hiệu này xuất hiện.

Trong bối cảnh hai đường +DI và –DI của Directional Movement System cũng đã cho tín hiệu bán mạnh thì khả năng giảm điểm trong các phiên tới vẫn còn.

VN-Index đang test lại nhóm MA dài hạn (tương đương vùng 550 – 585 điểm), và hiện tại đã phá vỡ MA 50. Nếu nhóm này trụ vững thì xu hướng tăng trưởng dài hạn sẽ được duy trì. Còn nếu kịch bản phá vỡ xảy ra thì nguy cơ giảm sâu sẽ rất lớn.



HNX-Index – Về gần ngưỡng Fibonacci Retracement 261.8%. HNX-Index tiếp tục giảm giá mạnh trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Sau một thời gian lao dốc mạnh liên tục, chỉ báo Stochastic Oscillator đã về gần vùng oversold. Nếu Stochastic Oscillator cho tín hiệu mua trở lại thì có thể sẽ có phục hồi nhẹ xuất hiện trên HNX-Index khi mà ngưỡng hỗ trợ Fibonacci Retracement 261.8% (tương đương vùng 79 – 80 điểm) đang ở khá gần.

Sức ép từ nhóm MA ngắn hạn (tương đương vùng 86.5 – 88.5 điểm) vẫn còn khá lớn. Nếu HNX-Index có hồi phục trong những phiên tới thì nhóm này sẽ đóng vai trò kháng cự mạnh trong ngắn hạn.


Phân tích Market Strength

VS-Arms VN duy trì mức cao trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014 cho thấy bên bán chiếm ưu thế trở lại trong phiên này. EMA 5 ngày của VS-Arms VN cũng đang cho thấy bên bán chiếm ưu thế nên rủi ro của thị trường là khá lớn.

VS-LBR VN tiếp tục ở mức khá cao trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Bên cạnh đó, EMA 5 ngày của VS-LBR VN vẫn còn duy trì trên mức 0.65 chứng tỏ nhà đầu tư lớn đang hoạt động khá tích cực trong thời gian gần đây.



Phân tích Dòng tiền

Biến động của dòng tiền thông minh: VS-NVI VN tiếp tục áp sát EMA 20 ngày trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ trong các phiên tới thì sẽ là tín hiệu khá xấu.

Hiện tại, VS-NVI VN đã rơi xuống dưới EMA 5 ngày 5 phiên liên tiếp. Điều này cho thấy dòng tiền thông minh đang rút ra khỏi thị trường trong ngắn hạn.

Biến động của dòng tiền từ khối ngoại: Khối ngoại mua ròng trong phiên giao dịch ngày 16/04/2014. Tuy nhiên, đường EMA 5 ngày của NetValForVN vẫn đang duy trì dưới đường zero-base. Vì vậy, khả năng có hồi phục sẽ giảm xuống mức thấp trong ngắn hạn.



II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG NGÀY 16.04.2014








Nguồn dữ liệu: VietstockFinance


10/4/14

System đơn giản #8 (Breakout system đơn giản)

System này dựa theo nguyên tắc nắm bắt sớm biến động của giá khi giá bắt đầu thiết lập xu hướng mới trong ngày.

Như bạn đã biết, thị trường Frankfurt mở cửa lúc 2:00 am EST (tương đương 7:00 am GMT), sau đó một giờ thì tới thị trường lớn khác là London mở cửa vào lúc 3:00 am EST (tương đương 8:00 am GMT). Phiên giao dịch của EU là phiên giao dịch chính đầu tiên của một ngày giao dịch.

Vậy chúng ta làm gì?

Chúng ta bắt đầu với khung thời gian 1 giờ, trên cặp GBP/USD và không cần các công cụ khác.

Chúng ta sẽ chú ý đến phạm vi giá biến động trong khoảng thời gian 1:00 am EST đến 2:00 am EST. Chúng ta tìm giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng thời gian này và vẽ 02 đường ngang song song tạo thành một kênh ngang dựa trên 02 giá cao nhất và thấp nhất.

Bây giờ thì bạn hãy chuyển sang khung thời gian nhỏ hơn, chúng ta sử dụng khung thời gian 5 phút và chờ candle 5 phút đóng hoàn toàn bên ngoài đường kênh xuất hiện, đây chính là tín hiệu để bạn mở giao dịch với candle tiếp theo.

Bạn có thể sử dụng Stop loss 20 pips hoặc phía bên kia của kênh ngang.




Mục tiêu thu lợi của bạn ít nhất là 20 pips. Bạn có thể lựa chọn một số phương pháp sau : đóng giao dịch để chốt lời, hoặc bắt đầu đi theo giá bằng cách sử dụng trailing stop bằng mức giá thấp nhất của candle 5 phút trước đó…

System nâng cao #1 (Midnight setup)

Lưu ý : system này xây dựng trên cặp GBP/USD năm 2007, các thông số cần được thay đổi theo cặp tiền và thuộc tính biến động của cặp tiền tùy theo thời điểm.
Cặp tiền : GBP/USD hoặc bặp bất kỳ

Khung thời gian : 1 day
Công cụ : không sử dụng

Nguyên tắc : System này dựa trên thực tế là bạn hiếm khi tìm được 02 ngày liên tiếp có các candle bằng kích thước trên đồ thị daily.



Nguyên tắc mở giao dịch :
Lúc 00:00 theo thời gian trên trading platform của bạn, khi daily candle mới xuất hiện, xác định giá cao nhất và thấp nhất của ngày trước.

Nếu khoảng cách giá cao nhất và thấp nhất của ngày ít hơn 90 pips thì không mở giao dịch trong ngày kế tiếp. (Đây là điều kiện cho cặp GBP/USD, điều kiện này có thể điều chỉnh lại với cặp tiền khác).

Nếu giá của ngày trước là một “Inside bar” thì bạn cần phải cẩn thận khi mở giao dịch trong ngày kế tiếp. Bởi vì candle dạng “inside bar” là một dấu hiệu tốt cho breakout trong ngày kế tiếp theo cả 02 hướng, và đây lại là điều không tốt cho system này.

Nếu bạn quyết định mở giao dịch trong ngày kế tiếp thì đặt “Buy Stop order” trên giá cao nhất của ngày trước + 5 pips và “Sell stop order” bên dưới giá thấp nhất của ngày trước – 5 pips.

Đặt stop loss cho giao dịch Long dưới giá thấp nhất của ngày trước – 3 pips và cho giao dịch Short trên giá cao nhất của ngày trước + 3 pips.

Giá trị pips thêm vào cho order và stop loss có thể điều chỉnh khi bạn nắm được thuộc tính biến động của cặp tiền mà bạn chọn.


Nguyên tắc đóng giao dịch :
Khi giao dịch được mở thì giữ nguyên cho đến hết ngày, khi hết ngày điều chỉnh stop loss cho giao dịch dựa theo candle mới; giữ giao dịch cho đến khi đạt 100 pips thì có thể đóng giao dịch để thu lợi.

Một phương pháp khác là bạn có thể mở 02 giao dịch, giao dịch thứ nhất sẽ được đóng khi đạt lợi nhuận 100 pips, và giao dịch thứ 2 sẽ để tiếp đến khi bạn quyết định đóng (hoặc có thể sử dụng trailing stop).

Đóng các giao dịch đang mở (dù lời hay lỗ) nếu candle của ngày hôm đó trở thành dạng Doji hay gần như một doji (nghĩa là giá mở gần bằng giá đóng).

Bạn cũng đóng các giao dịch nếu gặp dạng Shooting Star trong xu hướng lên hoặc Hammer trong xu hướng xuống.






Hãy xem ví dụ dưới đây :



Chúng ta sẽ bắt đầu từ candle đầu tiên là candle được khoanh tròn.

Candle thứ nhất : (high – low trên 90 pips) cho phép mở giao dịch trong ngày kế tiếp vì vậy đặt các order.

Candle thứ 2 : giá không vượt qua giá cao nhất và thấp nhất của candle thứ nhất cho nên không có giao dịch mở. Hết ngày : candle thứ 2 biến động hơn 90 pips nên chúng ta điều chỉnh lại order theo candle thứ 2. Do candle thứ 2 là dạng Inside bar nên nếu bạn quyết định giao dịch thì rủi ro sẽ cao hơn.

Candle thứ 3 : giao dịch long được mở. Hết ngày : giao dịch đang lỗ nhưng không chạm stop loss, chúng ta giữ giao dịch và điều chỉnh stop loss dưới giá thấp nhất của candle thứ 3 là – 3 pips. Candle thứ 3 biến động ít hơn 90 pips nên ngày tiếp theo sẽ không order thêm mà chỉ giữ giao dịch đang có.

Candle thứ 4 : khi đạt giao dịch đạt lợi nhuận mong muốn đóng giao dịch.

Candle thứ 5 : không giao dịch khi giá không vượt khỏi phạm vi candle ngày trước đó. Hết ngày : candle thứ 5 ít hơn 90 pips và là Inside bar do đó không order trong ngày kế tiếp.

Candle thứ 6 : chúng ta không giao dịch, nếu đặt order theo system này thì có thể cả 02 order đều mở và bị đóng bởi stop loss. Cuối ngày chúng ta sẽ đánh giá lại đồ thị và quyết định cho ngày kế tiếp.

Candle thứ 7 : mở giao dịch Long và stop loss đặt dưới giá thấp nhất của candle thứ 6, giao dịch này mang đến cho chúng ta hơn 150 pips. Hết ngày : tiếp tục đặt order cho ngày kế tiếp.

Bạn có thể dễ dàng xác định mức thu lợi nếu bạn xác định được mức biến động trung bình của cặp tiền. Mức thu lợi khoảng một nửa mức biến động trung bình .VD :

GBP/USD có mức biến động trung bình là 180-200 pips

EUR/USD có mức biến động trung bình là 110-120 pips

USD/JPY có mức biến động trung bình là 80-90 pips

USD/CHF có mức biến động trung bình là 120-130 pips

5/4/14

System phức tạp #4 (Trade theo đường EMA).

Trade theo xu hướng với các đường EMA.
Cặp tiền : bất kỳ
Khung thời gian : 1 ngày, 1 giờ hoặc 30 phút
Công cụ : EMA 80, EMA 21, EMA 13, EMA 5, EMA 3 và RSI (21)
Nguyên tắc mở giao dịch :

EMA 80 cho biết chiều của xu hướng chính. Khi giá bên trên đường EMA 80 – xu hướng lên, và ngược lại là xu hướng xuống.
EMA 21 và EMA 13 cho biết chiều của xu hướng hiện tại. Khi đường EMA 13 nằm trên đường EMA 21 – xu hướng lên, và ngược lại là xu hướng xuống.

RSI (21) trên 50 – xu hướng lên, dưới 50 – xu hướng xuống

Các giao dịch được mở khi đường EMA 5 và EMA 3 cắt nhau theo chiều của xu hướng :

Buy khi EMA 3 cắt qua EMA 5 theo hướng lên trong thị trường đang có xu hướng lên VÀ cả EMA 5 và 3 đều cắt EMA 21 và 13 VÀ RSI trên 50
Sell khi khi EMA 3 cắt qua EMA 5 theo hướng xuống trong thị trường đang có xu hướng xuống VÀ cả EMA 5 và 3 đều cắt EMA 21 và 13 VÀ RSI dưới 50

Chú ý :

Có thể mở thêm giao dịch khi EMA 3 và 5 cắt nhau trở lại và sau đó rất nhanh lại tạo một tín hiệu cắt nhau lần nữa.
Khi có tín hiệu mở giao dịch, bạn phải luôn luôn chờ đến khi candle đóng và các điều kiện đều chắc chắn thì mới tiến hành mở giao dịch.


Nguyên tắc đóng giao dịch : khi EMA 13 cắt EMA 21 lần nữa. Theo dõi EMA 80 đổi hướng, cũng như RSI cắt trở lại mức 50 – trong những trường hợp này lập tức đóng giao dịch.

Tổng hợp

System phức tạp #4 (Trade theo đường EMA).

Trade theo xu hướng với các đường EMA.
Cặp tiền : bất kỳ
Khung thời gian : 1 ngày, 1 giờ hoặc 30 phút
Công cụ : EMA 80, EMA 21, EMA 13, EMA 5, EMA 3 và RSI (21)
Nguyên tắc mở giao dịch :

EMA 80 cho biết chiều của xu hướng chính. Khi giá bên trên đường EMA 80 – xu hướng lên, và ngược lại là xu hướng xuống.
EMA 21 và EMA 13 cho biết chiều của xu hướng hiện tại. Khi đường EMA 13 nằm trên đường EMA 21 – xu hướng lên, và ngược lại là xu hướng xuống.

RSI (21) trên 50 – xu hướng lên, dưới 50 – xu hướng xuống

Các giao dịch được mở khi đường EMA 5 và EMA 3 cắt nhau theo chiều của xu hướng :

Buy khi EMA 3 cắt qua EMA 5 theo hướng lên trong thị trường đang có xu hướng lên VÀ cả EMA 5 và 3 đều cắt EMA 21 và 13 VÀ RSI trên 50
Sell khi khi EMA 3 cắt qua EMA 5 theo hướng xuống trong thị trường đang có xu hướng xuống VÀ cả EMA 5 và 3 đều cắt EMA 21 và 13 VÀ RSI dưới 50

Chú ý :

Có thể mở thêm giao dịch khi EMA 3 và 5 cắt nhau trở lại và sau đó rất nhanh lại tạo một tín hiệu cắt nhau lần nữa.
Khi có tín hiệu mở giao dịch, bạn phải luôn luôn chờ đến khi candle đóng và các điều kiện đều chắc chắn thì mới tiến hành mở giao dịch.



Nguyên tắc đóng giao dịch : khi EMA 13 cắt EMA 21 lần nữa. Theo dõi EMA 80 đổi hướng, cũng như RSI cắt trở lại mức 50 – trong những trường hợp này lập tức đóng giao dịch.

System phức tạp #3 (MACD phân kỳ).

Cặp tiền: EUR/USD (ưu tiên) hoặc cặp tiền bất kỳ
Khung thời gian: 30 phút
Công cụ: MACD (5,26,1), Stochastic (14,3,3), EMA 3, SMA 13

Nguyên tắc mở giao dịch: chờ xuất hiện phân kỳ giữa giá và MACD hoặc giữa giá và Stochastic.

Khi phân kỳ xuất hiện, đợi EMA 3 và SMA 13 cắt nhau thì mở giao dịch theo hướng của EMA 3. Đặt stop loss 26 pips.

Thu một nửa lợi nhuận khi đạt 20 pips, phần còn lại đi tiếp theo giá bằng trailing stop.




Phân kỳ trên Stochastic cũng được sử dụng giống như trên MACD. Lý do sử dụng cả 02 công cụ MACD Stochastic là vì khi phân kỳ xuất hiện trên một công cụ thì công cụ kia có thể vẫn chưa xuất hiện.

Tổng hợp

System phức tạp #3 (MACD phân kỳ).

Cặp tiền : EUR/USD (ưu tiên) hoặc cặp tiền bất kỳ
Khung thời gian : 30 phút
Công cụ : MACD (5,26,1), Stochastic (14,3,3), EMA 3, SMA 13

Nguyên tắc mở giao dịch : chờ xuất hiện phân kỳ giữa giá và MACD hoặc giữa giá và Stochastic.

Khi phân kỳ xuất hiện, đợi EMA 3 và SMA 13 cắt nhau thì mở giao dịch theo hướng của EMA 3. Đặt stop loss 26 pips.

Thu một nửa lợi nhuận khi đạt 20 pips, phần còn lại đi tiếp theo giá bằng trailing stop.



Phân kỳ trên Stochastic cũng được sử dụng giống như trên MACD. Lý do sử dụng cả 02 công cụ MACD Stochastic là vì khi phân kỳ xuất hiện trên một công cụ thì công cụ kia có thể vẫn chưa xuất hiện.

System phức tạp #2 (02 điều kiện cắt nhau).

Cặp tiền: GBP/USD (ưu tiên) hoặc cặp tiền bất kỳ
Khung thời gian: 3 giờ (ưu tiên) hoặc 4 giờ
Công cụ: SMA 200, SMA 100, SMA 15, EMA 5 và MACD (12,26,9)

Nguyên tắc mở giao dịch:

Do chúng ta sử dụng các công cụ “không ổn định cho đến kết thúc” (EMA, SMA, MACD) cho nên bạn luôn luôn sử dụng tín hiệu SAU KHI candle báo hiệu đóng.

1. Không bao giờ mở giao dịch nếu giá cách SMA 100 hoặc SMA 200 ít hơn 25 pips

2. Mở giao dịch khi giá cắt qua đường SMA 100 (biến động mạnh) hoặc SMA 200 (biến động rất mạnh) và chỉ sau khi candle hiện tại đã đóng bên kia đường SMA. Các đường SMA không bị cắt thường xuyên.

3. Đặt stop loss ban đầu là 50 pips. Xem các mức kháng cự /hỗ trợ gần nhất và điều chỉnh theo các mức đó, stop loss có thể lên đến 70-90 pips nhưng không nên nhỏ hơn 40 pips.

4. Mở giao dịch theo hướng đường EMA 5 khi 02 điều kiện thỏa:
  • 1. Đường EMA 5 cắt đường SMA 15 “chắc chắn” – nghĩa là candle hiện tại đóng và 02 đường chắc chắn cắt nhau.
  • 2. Các đường MACD cắt nhau và candle hiện tại đóng.
Hai điều kiện cắt nhau không bắt buộc xảy ra đồng thời. Các đường MACD có thể cắt nhau trước hai đường EMASMA hoặc sau một khoảng thời gian ngắn, nhưng khoảng cách cắt nhau này không nên nhiều hơn 5 candle.

Nếu 02 điều kiện cắt nhau này không thỏa thì không mở giao dịch.

Nguyên tắc đóng giao dịch : đóng giao dịch với cùng nguyên tắc mở giao dịch: khi 02 điều kiện cắt nhau xảy ra lần nữa. Nếu chỉ xảy ra 01 điều kiện cắt nhau thì chúng ta vẫn giữ giao dịch.

Profit target:

Có thể đặt mức thu lợi theo mong muốn của bạn và khi giá chạm đến mức thu lợi thì sử dụng trailing stop để đi tiếp.
Hoặc dùng mức thu lợi 50 pips, bắt đầu sử dụng trailing stop sau khi đạt được 50 pips
Hoặc có thể thu lợi theo nguyên tắc đóng giao dịch


Hãy theo các số đánh dấu trên đồ thị:

#1 – EMA 5 cắt SMA 15, các đường MACD cũng cắt nhau, giá không gần đường SMA 100 – mở giao dịch Long.

#2 – Một lần nữa chúng ta có 02 điều kiện cắt nhau – đóng giao dịch Long và lập tức mở giao dịch Short.

#3 – 02 điều kiện cắt nhau lại xuất hiện và candle báo hiệu đã đóng giá cách xa đường SMA 100 vì vậy chúng ta đóng Short và mở Long.
Vâng, đến thời điểm này chúng ta giao dịch khi thị trường sideway vì vậy không có lợi nhuận hoặc có thể kết quả âm một ít. Giải pháp: giao dịch vào giờ hoạt động, đối với GBP/USD thì giao dịch trong phiên giao dịch của London và New York.

#4 – Chúng ta đang có giao dịch Long – đây là lúc đóng giao dịch và mở Short.

#5 – Các đường trung bình cắt nhau tuy nhiên MACD không cắt do đó vẫn giữ giao dịch.
Chúng ta thấy giá cắt qua đường SMA 100 và đóng bên dưới nó – đây là tín hiệu Sell tốt nhưng chúng ta đang có giao dịch Short đang mở.

#6 – MACD cắt nhau, tiếp theo là các đường trung bình cắt nhau – tại thời điểm này chúng ta đóng giao dịch Short. Vậy thì có mở ngay giao dịch Long không? Không, bởi vì giá rất gần đường SMA 100. Chúng ta cần đợi đến khi candle vượt qua và đóng bên trên đường SMA 100 thì mở Long.

#7 – Các đường MACD cắt nhau nhưng không có gì phải lo lắng khi điều kiện cắt thứ 2 từ các đường trung bình không xảy ra.

#8 – Giống như #7.

#9 – Thời điểm đóng Long và mở Short.

Tổng hợp

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức