BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hy Lap. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hy Lap. Hiển thị tất cả bài đăng

23/4/14

Hy Lạp dẫn đầu Eurozone về tỷ lệ nợ công

Năm 2013, nợ công Hy Lạp lên mức cao nhất trong khu vực đồng euro, nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giảm chi phí các khoản cứu trợ của chính phủ.


Theo văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), trong năm 2013, tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp đã tăng lên đến 175,1%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước đó là 157,2%. Tỷ lệ nợ công/GDP của toàn bộ khu vực đồng euro đã lên mức cao kỷ lục là 92,6%.

Nicholas Spiro, giám đốc quản lý công ty tư vấn Chiến lược Quốc gia Spiro, nhận xét rằng, sự gia tăng trong nợ công kể từ cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp năm 2009 thật đáng kinh ngạc. Các nước đối tác dự báo, tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm mạnh xuống dưới 110% đến năm 2022.

Tháng 11/2012, khi chính phủ Hy Lạp đăng ký mục tiêu thặng dư ngân sách chính (không bao gồm chi phí vay nợ), các đối tác trong khu vực đồng euro của Hy Lạp cho biết sẽ xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp nước này đạt được mục tiêu đã đề ra bằng thỏa thuận cứu trợ. 

Trong nỗ lực tìm cách thúc đẩy chính phủ liên minh hai đảng, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras hy vọng rằng, các biện pháp cắt giảm chi phí mà ông đưa ra sẽ có hiệu quả trước khi cuộc bầu cử lập pháp châu Âu diễn ra vào tháng tới. Chính phủ Hy Lạp cho biết, năm 2013, thặng dư ngân sách chính đạt 2,9 tỷ euro (4 tỷ USD) năm ngoái. Hôm nay, Ủy ban châu Âu sẽ xác nhận lại con số này.

Số liệu công bố ngày 23/4 cho biết, năm 2013, thâm hụt của Hy Lạp đã tăng lên 12,7% so với GDP, cao hơn nhiều so với tỷ lệ của năm 2012 là 8,9%. Con số này bao gồm chi phí tái cấp vốn của các ngân hàng tại Hy Lạp. Nếu không tính thêm chi phí này, Ủy ban châu Âu dự báo, thâm hụt của Hy Lạp trong năm 2014 sẽ giảm xuống 2,2% so với GDP.

Ông Samaras cũng dự báo, đến năm 2015, kinh tế Hy Lạp sẽ có cả thặng dư ngân sách chính và thặng dư tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp có thể tự mình trả nợ mà không cần vay nước ngoài. Hy Lạp đã tiến hành công cuộc tái cơ cấu nợ công lớn nhất thế giới và nhận 240 tỷ euro tiền cứu trợ tính đến thời điểm hiện tại. Để nhận được các khoản cứu trợ, Hy Lạp phải đối mặt với một loạt các điều kiện kinh tế như cải cách thị trường lao động và mục tiêu ngân sách.

Trong những tuần gần đây, kinh tế Hy Lạp đã tạo được đà phục hồi. Tháng 4, lần đầu tiên trong 4 năm, chính phủ tiến hành bán trái phiếu và dự báo, trong năm 2014, Hy Lạp sẽ thoát khỏi cuộc suy thoái kéo dài trong 6 năm. 

Số liệu công bố ngày hôm nay cũng khẳng định rằng, các nền kinh tế dễ bị tổn thương khác của khu vực đồng euro cũng vẫn phải đối mặt với vấn đề kiểm soát nợ. Ý vẫn là nước có mức nợ công cao thứ 2 của khu vực với tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên 132,6% trong năm 2013.

Bồ Đào Nha xếp vị trí thứ 3 với tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên 129%, sau đó là Ireland với tỷ lệ nợ công/ GDP tăng lên 123,7%. Cả hai nước đều nhận các gói cứu trợ quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng tại khu vực châu Âu lên đỉnh điểm.

Số liệu cũng cho thấy, một số nước thuộc khu vực đồng euro đang đấu tranh để giảm thâm hụt ngân sách. Theo đó, năm 2013, thâm hụt ngân sách của Pháp giảm xuống 4,3% và thâm hụt của Tây Ban Nha giảm xuống 7,1%.


Nguồn Gafin/ Bloomberg/ DVO

15/4/14

Thặng dự ngân sách chính của Hy Lạp tăng vượt mục tiêu

Ngày 14/4, số liệu của Bộ tài chính Hy Lạp cho biết, ngân sách chính đã vượt qua mục tiêu trong 3 tháng đầu năm.

Bộ tài chính cho biết, thặng dư ngân sách chính - không tính số tiền lãi phải trả đạt - tăng lên 1,57 tỷ euro (2,18 tỷ USD), so với 520 triệu euro trong cùng kỳ năm ngoái. Con số này vượt xa chỉ tiêu của chính phủ là 878 triệu euro.

Dưới áp lực từ các chủ nợ quốc tế, Hy Lạp đã phải cắt giảm chi tiêu và tăng doanh thu để "dọn dẹp" lĩnh vực tài chính nhưng chi phí cho nền kinh tế lại rất lớn. GDP của Hy Lạp đã giảm khoảng 25% kể từ giữa năm 2008.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Hy Lạp Christos Staikouras nhận định, đây là năm thứ 3 liên tiếp, thặng dư ngân sách của Hy Lạp vượt qua mức mục tiêu.

Số liệu cho thấy, thu nhập của chính phủ tăng lên 12,7 tỷ euro trong 3 tháng đầu năm so với mức 12,3 tỷ euro trong cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, chi tiêu ngân sách giảm xuống 12,2 tỷ euro.

Tuy nhiên, Bộ tài chính cũng cho biết, tổng thu nhập thuế từ tháng 1 đến tháng 3/2014 là 9,7 tỷ euro, thấp hơn 4,3% so với mức mục tiêu. Chính phủ Hy Lạp liên tục cắt giảm thuế do suy thoái kéo giảm doanh thu và Bộ tài chính phải đấu tranh để chống nạn trốn thuế vẫn còn phổ biến.

Ngân sách chính phủ được dùng để chi cho các hoạt động của chính phủ trung ương Hy Lạp, không bao gồm các tài khoản chính phủ nói chung - là chi tiêu cho chính phủ địa phương và một phần quân sự và một số tài khoản quốc gia khác.

Năm 2013, chính phủ Hy Lạp cho biết thặng dư ngân sách chính đã đạt 2,4 tỷ euro. Con số này dự kiến sẽ được Liên minh châu Âu xác nhận vào ngày 23/4.



Nguồn Gafin/ WSJ/ NCDT

13/4/14

Tại sao giới đầu tư bị hấp dẫn bởi trái phiếu Hy Lạp?

Hy Lạp là một đất nước có tỷ lệ nợ công cao với triển vọng tăng trưởng thấp nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn muốn cho Hy Lạp vay tiền.



Theo hãng truyền thông Thomson Reuters, ngày 10/4, Hy Lạp đã bán 3 tỷ euro trái phiếu kỳ hạn 5 năm với lợi suất là 4,95%.

Ban đầu nhìn thì có vẻ con số này khá lớn. Trong danh sách cập nhật về 10 nước mắc nợ nhiều nhất thế giới của tạp chí The Richest, Hy Lạp xếp thứ 3 với tỷ lệ nợ công/GDP là 175%, cao hơn nhiều so với mức 156% trước khi tái cơ cấu vào năm 2012. Trong khi phần lớn các nền kinh tế có xu hướng tăng trưởng trong vòng một vài năm tái cơ cấu nhưng kinh tế Hy Lạp vẫn "chìm nghỉm" mặc dù tốc độ suy thoái chậm hơn.

Dưới đây là đồ thị về thay đổi tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp so với các nước khác trước và sau khi tái cơ cấu.



Vậy, tại sao Hy Lạp - một trong những nước đứng đầu thế giới về nợ công - lại khiến giới đầu tư "điên cuồng" muốn cho vay đến vậy?

Thứ nhất là, giới đầu tư thực tế đang "thèm khát" lợi suất.

Trong khoảng thời gian này, thật khó có thể kiếm được ở đâu loại trái phiếu có lợi suất từ khoảng 5% trở lên. Thậm chí, mua số trái phiếu Đức tương đương cũng chỉ đem lại lợi suất chưa đến 1%.

Thứ 2 là, giới đầu tư thường yêu cầu nhiều hơn những gì họ thực sự muốn.

Khi biết rằng, nhu cầu sẽ tăng lên, giới đầu tư thường yêu cầu gấp đôi so với những gì họ thực sự muốn. Một quỹ đầu tư muốn mua số trái phiếu trị giá 100 triệu euro sẽ có thể yêu cầu ít nhất là 200 triệu euro. Những người quen thuộc với thị trường trái phiếu quốc tế cho biết, nhu cầu chính xác thường là dưới 20 tỷ euro, nhưng rõ ràng, so với số trái phiếu bán ra trị giá 3 tỷ euro của Hy Lạp lại cao hơn rất nhiều.

Thứ 3 và có lẽ là điều quan trọng nhất là, các nhà đầu tư được bảo đảm (bằng lịch).

Khi nói đến nợ của một nước thì không chỉ nói về số tiền nước đó phải trả mà còn là thời gian hoàn trả nợ. Khi Hy Lạp tái cơ cấu nợ vào tháng 3/2012, những trái phiếu cũ mà chính phủ chưa thể trả nợ được chuyển thành trái phiếu với thời hạn rất, rất dài - có thể lên đến hàng thập kỷ.

Ngoài số nợ với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Hy Lạp không có bất kỳ khoản thanh toán nợ đáng kể nào khác cho đến tận năm 2023, rất lâu sau khi loại trái phiếu mới đáo hạn vào năm 2019. Dựa vào lịch, những người nắm giữ loại trái phiếu mới sẽ có thời gian hoàn trả nợ lâu hơn so với những cơ sở cho vay thuộc chính phủ - chiếm hơn 1/2 số nợ của Hy Lạp.

Theo cách nói trên thị trường nợ, hiện tại, hồ sơ nợ đáo hạn của Hy Lạp đã được cải thiện hơn. Cơ quan xếp hạng của Moody, cho biết, trước khi tái cơ cấu, nợ của Hy Lạp trung bình đáo hạn chỉ trong 6,5 năm và tăng lên 17 năm sau khi tái cơ cấu. Điểm cộng là nợ của Hy Lạp có lãi suất khởi đầu thấp hơn nhiều, ở 1,5%.

Hãy tưởng tượng, bạn đột nhiên có thể thay đổi nợ thế chấp kỳ hạn 17 năm thành nợ thế chấp kỳ hạn 6 năm với lãi suất thấp hơn nhiều. Dòng tiền của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. (Hy Lạp dự kiến ​​bắt đầu trả nợ cho Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vào năm 2017 nhưng sau đó đã mở rộng thành 7 năm với lãi suất thấp giúp cho Hy Lạp dễ xoay xở hơn).

Thứ 4 là, các lãnh đạo châu Âu không muốn một lần nữa trừng phạt các ngân hàng tư nhân.

Các chủ nợ tư nhân đã bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian tái cơ cấu. Những người quen với lối tư duy của lãnh đạo cấp cao châu Âu nói rằng, họ không muốn lặp lại việc tái cơ cấu vì lo sợ sẽ bị các chủ nợ xa lánh, dẫn đến lãi suất lên cao hơn. Nếu xảy ra, giới đầu tư tin rằng, người nộp thuế ở châu Âu sẽ chính là nạn nhân sẽ phải hứng chịu thiệt hại trong tương lai.

Thứ 5 là, giới đầu tư có sự ủng hộ của ECB.

Mario Draghi, chủ tịch ECB từng hứa sẽ làm bất cứ việc gì để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính trong khu vực đồng euro. Trước đó, ông Draghi cho biết, ban điều hành của ECB đã thảo luận về khả năng nới lỏng định lượng - mua trái phiếu chính phủ để kéo giảm lãi suất.


Nguồn Gafin


LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức