BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn HSBC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn HSBC. Hiển thị tất cả bài đăng

21/4/14

Lợi suất trái phiếu bằng USD của châu Á tăng nhờ USD tăng giá

Trái phiếu định giá bằng USD của châu Á dự báo sẽ có hiệu quả cao hơn so với trái phiếu của khu vực 4 năm liên tiếp.



Theo quỹ tài sản Manulife, nguyên nhân là sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã đẩy USD tăng giá so với tiền tệ của khối thị trường mới nổi.

Theo khảo sát của Bloomberg với giới chuyên gia, các cặp tỷ giá tại châu Á sẽ giảm xuống trong khoảng thời gian còn lại của năm 2014, ngoại trừ nhân dân tệ và đô la Đài Loan. HSBC cho biết, lợi nhuận trên loại chứng khoán được định giá bằng USD đạt 3,7% tính đến ngày 17/4, cao hơn so với trái phiếu nội địa là 3,1%.

Theo số liệu của HSBC, tính đến thời điểm hiện tại, lợi suất của trái phiếu nước ngoài và trái phiếu của khu vực châu Á đã tăng trở lại nhờ lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm 33 điểm cơ bản xuống 2,7%. 

Tuần trước chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho biết vẫn sẽ duy trì cam kết hỗ trợ nền kinh tế Mỹ, dấy lên lo ngại rằng, ngân hàng trung ương nhanh chóng thắt chặt chính sách hơn so với dự báo.

Chỉ số đô la châu Á Bloomberg - JPMorgan - theo dõi 10 đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trừ yên - giảm 0,9% trong tháng 1. Rupiah của Indonesia tăng giá mạnh nhất với 6,5%, rupee của Ấn Độ tăng 2,6% và baht của Thái Lan tăng 1,5%.

Theo Stephen Chang, trưởng phòng thu nhập cố định tại Quỹ tài sản JPMorgan, cho rằng, lợi nhuận trái phiếu của khu vực châu Á có thể tăng lên trong thời gian tới khi tài khoản vãng lai tại một số nước được cải thiện sẽ thu hút giới đầu tư quay trở lại thị trường mới nổi.

Hakan Aksoy, quản lý danh mục đầu tư tại thị trường mới nổi của quỹ Pioneer Investments cho biết, mặc dù quỹ tài sản này khá thận trọng nhưng vẫn lạc quan về trái phiếu được định giá bằng tiền tệ khu vực châu Á.


Nguồn Gafin/ Bloomberg/ NCDT

15/4/14

Chỉ số EMI tháng 3 sụt giảm so với tháng 2


Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (Emerging Markets Index - EMI) giảm tháng thứ tư liên tiếp.

Một điều đáng lưu ý là sản lượng sụt giảm tại 3 trong 4 thị trường mới nổi lớn nhất thế giới. Theo đó, Trung Quốc tiếp tục có sự sụt giảm trong khi Ấn Độ quay về giai đoạn suy giảm; Sản lượng ở khu vực tư nhân tại Nga cũng giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 5/2009.

Trong tháng 3, sản lượng sản xuất tại các thị trường mới nổi lần đầu tiên giảm trong 8 tháng qua mặc dù chỉ là mức giảm nhẹ. Trong khi đó các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tăng yếu nhất kể từ tháng 7/2013. Mức tăng đơn hàng mới tại các thị trường mới nổi trên toàn cầu cũng đã giảm nhẹ vào tháng 3 và các đơn hàng dự trữ tiếp tục sụt giảm. Lạm phát giá cả đầu vào của tháng 3 tại các thị trường mối nổi chạm mốc thấp nhất trong 9 tháng qua.

Về kỳ vọng của doanh nghiệp, chỉ số sản lượng tương lai ở các thị trường mới nổi HSBC sụt giảm trong tháng 3 từ mức cao nhất trong 11 tháng (được ghi nhận trong tháng 2 vừa qua) nhưng vẫn là chỉ số cao thứ hai trong 7 tháng qua. Kỳ vọng về sản lượng sản xuất suy giảm trong khi sự lạc quan cho ngành dịch vụ lại có cải thiện.

"Các thị trường mới nổi đang trải qua thời kỳ khó khăn. Nhu cầu ở các thị trường phát triển yếu đi đã kiềm chế lĩnh vực sản xuất. Những bất ổn chính trị tại các quốc gia cũng có thể là một nguyên nhân. Bên cạnh đó, sự giảm sút xảy ra tại các thị trường mới nổi còn phản ánh những vấn đề về mang tính cơ cấu. Tuy nhiên, chỉ số EMI tháng 3 vẫn thể hiện mức độ lạc quan và có thể sẽ ổn định trong vài tháng tới" - Federic Neumann, Đồng Giám đốc Khối Nghiên cứu Kinh tế khu vực châu Á của HSBC nhận định.

Nguồn Tin Công Nghệ Tổng Hơp

10/4/14

Chủ tịch HSBC: “Tôi từng du học chỉ với 16 USD”

“Tôi đến New Zealand du học chỉ vẻn vẹn 16 USD trong túi. Đầu tiên là phải tìm việc làm thêm, việc mà nhiều người khác không bao giờ làm…”.


Chủ tịch ngân hàng giàu nhất châu Âu nhớ lại thủa hàn vi:

“Tôi đến New Zealand du học chỉ vẻn vẹn 16 USD trong túi. Đầu tiên là phải tìm việc làm thêm, việc mà nhiều người khác không bao giờ làm…”.

Từ năm 2005, tên tuổi của Vincent Cheng mới được đông đảo người dân Việt Nam biết đến khi ông đứng trên cương vị Chủ tịch của Ngân hàng

Hồng Kông – Thượng Hải (HSBC), ngân hàng lớn nhất châu Âu và lớn nhất thế giới về tài sản có.

Sau khi nhậm chức, tân Chủ tịch HSBC đến Việt Nam, lần đầu tiên ông đặt chân đến thị trường mà ngân hàng mình đã có cả trăm năm lịch sử. Người Việt Nam bắt đầu biết đến ông với con đường “từ vỉa hè đến ghế Chủ tịch HSBC”.

Từ “vỉa hè” này được ông Vincent Cheng giải thích: “Tôi sinh ra ở một gia đình nghèo ở khu phố Shamshuipo, Cửu Long (Hồng Kông). Tôi thường phụ bố bán trái cây ven đường. Nhà nhỏ nhưng có tới 8 gia đình với 20 người cùng chung sống. Nóng bức, chật chội, tôi thường phải ra đường ngủ”.

Nằm đường, ngủ bụi là những bài học đầu tiên trong “kỹ năng” kiếm sống của nhân vật châu Á đầu tiên có vị trí lãnh đạo cao nhất của một ngân hàng châu Âu sau này.

“Thời đó, Hồng Kông còn nghèo lắm. Cha mẹ tôi tin tưởng rằng giáo dục sẽ làm thay đổi cuộc sống con người, cuộc sống nghèo khó này. Và bản thân tôi cũng ý thức được điều đó. Tôi đã học và nỗ lực làm việc để được học”, ông Vincent Cheng kể.

Đó là lần đầu tiên chàng trai Vincent Cheng xuất ngoại với mục đích trang bị cho mình những kiến thức “để thay đổi cuộc sống con người”, theo đúng khái niệm du học đang nở rộ ở Việt Nam hiện nay.

Đến New Zealand chỉ vẻn vẹn 16 USD trong túi, định hướng đầu tiên là Vincent tìm một việc làm bán thời gian. Phải làm việc để có tiền sống, tiền học. Cũng khá đơn giản, cứ gõ cửa và hỏi “các ông có việc gì cho tôi không?”. Nhưng, vì một khiếm khuyết của thân thể (ông bị tật ở chân từ nhỏ) nên công việc Vincent tìm được là việc mà nhiều thanh niên hồi ấy không làm: rửa chén đĩa cho các nhà hàng.

Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 6 tiếng, mỗi tiếng được 1,5 USD. Cứ thế Vincent vừa làm vừa học cho đến khi tìm được những công việc tốt hơn. Nhưng quan trọng nhất là ông có được nguồn tài chính đảm bảo cho mục đích học tập.

Điều quan trọng nhất đó được ông Chủ tịch ngày nay truyền lại cho sinh viên Việt Nam, rằng: “Khi du học, tốt nhất các bạn hãy tìm một công việc bán thời gian để trang trải các chi phí. Các bạn có thể tìm các nguồn vốn để vay nhưng cần làm việc để trả lại số tiền đó”.

Sau khi du học, tốt nghiệp, Vincent Cheng đầu quân cho Ngân hàng HSBC. Tất nhiên là phải trải qua một cuộc sát hạch khó khăn. Đó là vào năm 1978. 10 năm làm việc miệt mài sau đó đã đưa chàng rửa bát thuê ngày nào trở thành một nhân vật có tiếng trong cỗ máy HSBC. Và năm 1989, ông Cheng chuyển sang công tác tại Bộ phận chính sách Trung ương của Chính phủ Hồng Kông, với vai trò cố vấn của Thống đốc Hồng Kông.

Hai năm sau, Vincent Cheng tái nhập HSBC, nắm giữ vị trí Giám đốc cao cấp của bộ phận Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược. Năm 1994, ông trở thành Giám đốc tài chính của ngân hàng khổng lồ này và chỉ một năm sau đó, tháng 5/1995, ông đã là Tổng giám đốc và nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành

Ngày 25/5/2005, lần đầu tiên trong lịch sử HSBC vị trí Chủ tịch được dành cho một người châu Á, không phải là người Anh: Vincent Cheng. Chàng thanh niên với 16 USD trong túi ngày nào đã là chủ tịch của một ngân hàng có mức lợi nhuận gấp 1 tỷ lần con số thủa hàn vi đó, trên 15 tỷ USD mỗi năm.

Một sự thăng tiến nhanh chóng. Đó là tài năng và động lực từ thủa hàn vi. “Nhưng, đầu quân vào HSBC không phải là sự lựa chọn tốt nhất của đời tôi, mà là chọn được ý trung nhân của mình”, ông nói.

Người đàn ông 58 tuổi này rất hạnh phúc khi nói về gia đình của mình, về phu nhân và hai cô con gái. Ông ít có thời gian cho gia đình, vì vậy, thay vì đánh golf với bạn bè, ông lựa chọn ở nhà; tất nhiên là đưa việc về nhà. Và dễ thấy trong các chuyến công du của ông, chiếc vé thứ hai thường được đặt cho vợ – “như thế tôi được gần gũi hơn với người thân, với gia đình dù công việc luôn bận rộn”.

Ông Vincent Cheng đang dẫn đầu Hội đồng quản trị Ngân hàng HSBC châu Á – Thái Bình Dương tới Việt Nam để tham dự cuộc họp hội đồng quản trị thường niên. Trao đổi với VnEconomy, ông Cheng nói việc lựa chọn Việt Nam để tổ chức cuộc họp này cho thấy tầm quan trọng của thị trường Việt Nam trong chiến lược phát triển của HSBC hiện nay và trong tương lai.

Dự kiến ông Cheng sẽ có những cuộc gặp quan trọng với đại diện Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong chuyến công tác này.

Trước đó, một số thông tin dự báo nhiều khả năng HSBC sẽ mua thêm cổ phần của Ngân hàng Kỹ thương Techcombank khi tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng nội được nâng từ 10% lên 20%.

Chiều qua, ông Cheng cũng đã tham dự Lễ trao học bổng HSBC niên học 2006 – 2007 cho 40 sinh viên các trong đại học Hà Nội. Năm nay, HSBC dành 110 suất học bổng trị giá 330 triệu đồng cho sinh viên Việt Nam (tại Hà Nội và Tp.HCM).

Nguồn TBKTVN

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức