BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn FOMC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn FOMC. Hiển thị tất cả bài đăng

27/4/14

Nhận định thị trường vàng tuần 5 tháng 4/2014


Tuần trước, giá vàng nhỉnh hơn 1.300 USD/ounce do bạo lực tại Ukraine thúc đẩy nhu cầu trú ẩn và thị trường chứng khoán giảm điểm hỗ trợ giá vàng.

Trong cả tuần, vàng tăng 0,5% và là tuần thứ 3 trong 4 tuần gần đây tăng giá. Howard Wen, chuyên gia phân tích tại HSBC nhận định, vàng tăng giá chủ yếu là do tâm lý lo ngại rủi ro.

Mặt khác, xu hướng tuần tới của đa số chứng khoán vẫn sẽ là giảm điểm. Chỉ số đô la ICE - theo dõi tỷ giá của USD với 6 đồng tiền mạnh khác - giảm xuống 79,770 điểm. Chỉ số WSJ - theo dõi tỷ giá của USD với nhiều đồng tiền mạnh - giảm xuống 73,05 điểm.

Theo phân tích kỹ thuật tại đồ thị D1 cho tuần tới của vàng.
Ta thấy vàng đã tới cản trên của trend giảm theo mô hình flag. Tại đây cũng trùng với mức fibo 38.2 ở vùng giá 1310. Tuần này, chúng ta có 2 kịch bản cho giá vàng:

1. Giá vàng sẽ hồi về mức 61.8 tại vùng giá 1260 và đảo chiều đi lên các mức fibo tiếp theo. Do tại fibo 61.8 là mức cản đã tranh chấp nhiều lần trong nhiều tháng qua kể từ tháng 10/2013.

2. Khi giá vàng tuần tới vượt qua vùng 1310, cũng là mức fibo 38.2, đồng thời cho thấy dấu hiệu bứt phá rõ ràng vượt hẳn lên trên đường MA200 sẽ cho ta tín hiệu tăng mạnh mẽ. Dự đoán ở kịch bản này, giá vàng sẽ đi lên vùng giá tiếp theo là 1350 (một vùng cản cứng từ nhiều tháng qua)

Biểu đồ giá vàng tại D1

Hiện tại, giới đầu tư đang chờ đợi kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vào lúc 1 giờ sáng ngày 1/5 và bản tin NFP vào lúc 7h30 ngày 2/5, lấy tín hiệu để tiếp tục giao dịch.

16/4/14

Tổng hợp thị trường ngày 15.04.2014

Tổng hợp thị trường ngày 15.04.2014.

Giá vàng có phiên sụt giảm với biên độ mạnh sau 5 ngày tăng liên tiếp, giá vàng đóng cửa tại 1302,40 USD/Ounce giảm 24 USD so với giá mở cửa. Báo cáo của Bộ lao động Mỹ ra ngày hôm nay cho thấy chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng 0,2% so với mức 0,1% trong tháng 2, và là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm 2013. Các chuyên gia phân tích, bức tranh tổng thể cho thấy mức lạm phát Mỹ đã ngừng sụt giảm và đang trên đà phục hồi.Trong bài phát biểu của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED ngày hôm qua cũng không đề cập đến những chính sách kinh tế. 

Chỉ số niềm tin kinh tế tại Đức giảm 4 tháng liên tiếp, nguyên nhân chính vẫn là những lo ngại về ảnh hưởng từ khủng hoảng tại Ukraine sẽ ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của đầu tầu kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu Eurozone. Kết thúc ngày giao dịch, tỷ giá EUR/USD giảm ngày thứ 3 liên tiếp. 

Tin tức cơ bản công bố ngày 16.04.2014.

Lúc 5h45 tại Newzealand công bố chỉ số CPI quý 1 năm 2014, theo số liệu mới thông kê chỉ số chỉ dừng lại ở mức tăng trưởng 0,3% thấp hơn so với dự đoán nhưng vẫn có tăng trưởng so với kì trước là 0,1%. Tỷ giá ZND/USD đã sụt giảm rất mạnh sau khi thông tin được công bố. 

Lúc 9h tại Trung Quốc công bố chỉ số GDP quý 1 năm 2014 và chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 3 năm 2014. Theo dự báo, GDP quý 1 năm nay sẽ có sự sụt giảm mạnh so với kì trước. Đây sẽ là thông tin rất quan trọng chi phối thị trường trong ngày. Thời gian gần đây, những bất ổn trong hệ thống tiền tệ tại Trung Quốc đang là nguyên nhân khiến tâm lý nhà đầu tư toàn cầu bất ổn. Nếu chỉ số đúng như dự đoán sẽ làm tăng nhu cầu về vàng là hàng hoá an toàn trên thế giới. 

Lúc 13h15 tại Nhật sẽ có bài phát biểu của chủ tịch ngân hàng trung ương Nhật Bản BOJ. Trong tuyên bố gần đây nhất thì BOJ không đưa ra bất kì một gói hỗ trợ kinh tế nào sau khi thuế tại nước này tăng lên vào đầu tháng 4.Ngay sau đó thị trường tài chính đã có phản ứng thất vọng với quyết định của BOJ đồng thời giá trị đồng Yên tăng khá mạnh trong thời gian vừa qua. Nhiều khả năng trong bài phát biểu ngày hôm nay chủ tịch ngân hàng trung ương Nhật Bản ông Kuroda sẽ có những tuyên bố nhằm trấn an thị trường và tâm lý nhà đầu tư về kinh tế Nhật Bản. 

Lúc 15h30 tại Anh công bố chỉ số lao động bao gồm số lượng việc làm mới và tỷ lệ thất nghiệp. Theo dự đoán của các chuyên gia thì số lượng việc làm sẽ có cải thiện hơn trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn được giữ nguyên. Nhiều khả năng chỉ số sẽ đúng như dự đoán qua đó không tác động mạnh đến giá trị đồng GBP.

Lúc 19h30 và 21h15 tại Mỹ sẽ công bố số lượng giấy phép xây dựng được cấp trong tháng và có bài phát biểu của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED bà yellen. Theo dự đoán lượng giấy phép xây dựng không có sự thay đổi trong khi đây là bài phát biểu thứ 2 liên tiếp của chủ tịch cục dự trữ liên bang Mỹ FED. Trong bài phát biểu ngày hôm qua,đã không có những chính sách tiền tệ được đưa ra, do vậy nhiều nhà đầu tư mong đợi trong bài phát biểu ngày hôm nay FED sẽ cho biết thêm thông tin về những chính sách trong thời gian tới. 

Lúc 19h30 tại Canada sẽ công bố lãi suất qua đêm đồng CAD và những chính sách tiền tệ trong thời gian tới. Trong thời gian vừa qua, kinh tế đất nước khu vực bắc Mỹ đã có dấu hiệu phục hồi đến từ xuất khẩu tăng trưởng, thặng dư thương mại của nước này trong tháng 2/2014 đạt 264 triệu USD. Tuy nhiên gần đây, quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã lên tiếng cảnh báo Chính phủ Canada cần chuẩn bị tinh thần đối phó với nguy cơ suy giảm của nền kinh tế trong điều kiện tăng trưởng tiếp tục giảm sút như hiện nay.Tăng trưởng kinh tế của Canada vẫn phụ thuộc nhiều vào chi tiêu tiêu dùng và thị trường nhà đất, trong khi cả hai lĩnh vực này sẽ tiếp tục bị hạn chế bởi các hộ gia đình nợ nhiều hơn. Mặc dù vậy, IMF vẫn dự báo kinh tế Canada có thể đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay, một mức tăng khá cao so với các nền kinh tế phát triển khác. Nếu chỉ số đúng như dự đoán thì giá trị đồng CAD sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Chỉ số kinh tế thế giới được công bố trong ngày


15/4/14

Vàng và tỷ lệ lãi suất chẳng còn mối liên hệ rõ ràng

Lý do đằng sau quyết định gia tăng lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi nhất định trong tỷ lệ lãi suất có ảnh hưởng đáng kể tới giá vàng, phương hướng và biến động hay không. Giới đầu tư không nên hạn chế đầu tư vàng tại thời điểm này chỉ bởi dự đoán tỷ lệ lãi suất tăng sẽ đẩy giá vàng đi xuống.

Có một khái niệm phổ biến đã lan truyền trên thị trường vàng nhiều năm, đó là việc lãi suất thực âm sẽ kéo giá vàng đi cao hơn trong khi lãi suất thực dương đẩy giá vàng giảm. Nhiều báo cáo nghiên cứu phát đi trong những tháng gần đây đều coi tỷ lệ lãi suất thực gia tăng chính là lý do khiến giá vàng suy yếu trong thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai mặt hàng này không hề đơn giản như vậy.

Nghiên cứu hai số liệu này trong thời gian dài, bạn sẽ thấy hầu như không có mối quan hệ nào rõ ràng giữa chúng. Giá vàng đã tăng mạnh trong cả giai đoạn lãi suất thực âm và lãi suất thực dương. Và quý kim cũng giảm trong cả hai điều kiện môi trường này. Chúng ta có thể nhận ra điều đó qua biểu đồ “Lợi tức vàng và Lãi suất thực.”



Tại biểu đồ này, các điểm dữ liệu màu đen xuất hiện trong giai đoạn từ tháng 1/2007 tới tháng 2/2014, bao gồm thời điểm trước khi FED quyết định giảm lãi suất (9/2007) cũng như tác động lên giá vàng sau khi lãi suất giảm và duy trì tại ngưỡng 0.25% kể từ tháng 1/2009. Có thể thấy, tỷ lệ lãi suất đã ở mức thấp suốt ¾ thời gian của giai đoạn tháng 1/2007 cho tới tháng 2/2014.


Dựa trên quan điểm cho rằng vàng sẽ chạy theo xu hướng tích cực trong môi trường lãi suất thực âm, 3/4 các điểm dữ liệu màu đen đáng nhẽ phải nằm ở góc trên bên trái (-, +) của biểu đồ. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy: chỉ có một vài điểm dữ liệu được hiển thị ở góc dưới bên trái (-, -) của biểu đồ. Vẫn còn một ví dụ cực đoan hơn nhằm minh họa cho việc thiếu vắng mối liên hệ thống kê giữa giá vàng và lãi suất thực, đó là khoảng thời gian giữa tháng Giêng năm 1975 và tháng 12 năm 1976. Trong suốt giai đoạn này, tỷ lệ lãi suất đều ở mức thấp nhưng đà tăng trên thị trường vàng lại rất thưa thớt.

Lý do đằng sau quyết định gia tăng lãi suất là yếu tố quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi nhất định trong tỷ lệ lãi suất có ảnh hưởng đáng kể tới giá vàng, phương hướng và biến động hay không. Đôi khi việc thay đổi lãi suất là sự kiện quan trọng nhưng đôi khi lại không.

Những người ủng hộ mối quan hệ này giữa giá vàng và lãi suất thực tin rằng giá vàng sẽ tăng trong môi trường lãi suất thực âm bởi vì chi phí cơ hội để nắm giữ chúng tại mức lãi suất thấp trong một môi trường như vậy sẽ giảm đi rất nhiều. Trong khi không có được lợi tức từ vàng, các nhà đầu tư kim loại sẽ kiếm tiền từ việc gia tăng vốn. Đây là một lời giải thích có phần đơn giản hơn.

Nếu lãi suất thực bắt đầu tăng, vào cuối năm 2014, năm 2015, hoặc bất cứ khi nào, sự thay đổi đầu tiên sẽ áp dụng cho tỷ lệ lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và lãi suất thực âm. Việc gia tăng lãi suất danh nghĩa ở mức độ nhỏ sẽ không đủ mạnh để lôi kéo giới đầu tư ra khỏi thị trường vàng và tìm tới các tài sản lãi suất thấp. Họ cần phải điều chỉnh mức lãi suất cao hơn nhiều mới có thể kích thích một cuộc di cư trên thị trường, tuy nhiên, triển vọng này có lẽ sẽ tốn nhiều thời gian.

Một lời giải thích khác cho sự thiếu vắng mối liên quan giữa vàng và tỷ lệ lãi suất chính là việc môi trường lãi suất thực chỉ có tác động tạm thời lên giá vàng chứ không phải là lâu dài. Kết quả là, khi môi trường lãi suất thay đổi theo cách này hay cách khác, chúng sẽ ảnh hưởng đến vàng nhưng giá vàng cuối cùng cũng sẽ ngừng phản ứng với sự kiện này để đón nhận những ảnh hưởng từ các yếu tố thị trường khác.

Tỷ lệ lãi suất có lẽ sẽ không tăng, ít nhất là 15 tháng nữa, thậm chí còn lâu hơn. Điều kiện kinh tế thực sự vẫn còn đứng khá xa so với những yêu cầu mà chúng ta cần có để thiết lập mức lãi suất cao hơn. Nói thẳng ra là khả năng tăng mạnh lãi suất vào giữa năm 2015 là rất ít, vậy mà đám đông giờ đây đã vội vàng lo lắng rằng khả năng này sẽ sớm trở thành hiện thực.

Có nhiều lý do để mua vàng và môi trường giá suy yếu hiện tại đang cung cấp một cơ hội tốt để thực hiện điều này. Nền kinh tế toàn cầu vẫn bị cản trở bởi nhiều vấn đề mang tính cơ cấu dài hạn, ví dụ như thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại và biến động thị trường tiền tệ, dự kiến sẽ phải mất vài năm để giải quyết chúng. Đây chính là lý do để giới đầu tư bổ sung thêm vàng vào danh mục đầu tư với mục tiêu dài hạn sau đợt điều chỉnh giá trong năm 2013. Đà giảm đã được hạn chế tại mức giá hiện tại. Nhiều người tin rằng quý kim đã chạm đáy vào năm ngoái và có thể củng cố vài quý nữa trước khi mở rộng đà đi lên. Giới đầu tư không nên hạn chế đầu tư vào vàng chỉ với dự đoán tỷ lệ lãi suất tăng sẽ đẩy giá vàng đi xuống.

14/4/14

Lịch sử các gói QE và chương trình Operation Twist của Fed

Trước đó, từ tháng 11/2008 đến nay, Fed đã tung ra 3 gói QE dưới dạng mua vào trái phiếu để kích thích nền kinh tế. Dù vẫn chưa nhận thấy hiệu quả dài hạn của các nỗ lực này nhưng nhiều người dự báo Fed sẽ tiến hành thu hồi QE trong năm nay. Dưới đây là các cột mốc quan trọng trong quá trình mua trái phiếu của Fed thời gian qua.


1. Ngày 25/11/2008: Fed công bố kế hoạch 800 tỷ USD nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay và thị trường nhà ở

Do hoạt động trên các thị trường tài chính vẫn chưa thể diễn ra thông suốt sau hai tháng gần như đóng cửa nên Fed đã tung ra một số biện pháp nhằm hạ thấp chi phí vay mượn cho người tiêu dùng và người mua nhà.

Ngân hàng trung ương đã công bố kế hoạch mua tới 100 tỷ USD nợ của Fannie Mae, Freddie Mac và Ngân hàng Cho vay mua nhà Liên bang (FHLB) cùng với 500 tỷ USD chứng khoán thế chấp do Fannie, Freddie and Ginnie Mae đảm bảo.


2. Ngày 18/03/2009: Fed tuyên bố mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn

Fed tuyên bố sẽ mua 300 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn để chặn đứng đà trượt dài của nền kinh tế. Động thái bất ngờ này đã đẩy thị trường chứng khoán tăng vọt và châm ngòi cho đà biến động mạnh trên các thị trường khác. Hơn nữa, đây là tín hiệu cho thấy Fed sẽ gia tăng quy mô của bảng cân đối kế toán lên hơn 4 ngàn tỷ USD.

Sau quyết định của Fed, hợp đồng tương lai vàng và chứng khoán Mỹ phục hồi trong khi đồng USD lao dốc so với các đồng tiền chủ chốt khác. Trên thị trường trái phiếu, giá trái phiếu tăng vọt, đẩy lợi suất lao dốc mạnh nhất kể từ năm 1987.


3. Ngày 03/11/2010: Fed cam kết mua 600 tỷ USD trái phiếu

Fed cam kết tiến hành chương trình mua trái phiếu mới nhằm giúp nền kinh tế thoát khỏi tình trạng trì trệ và động thái này đã gây ra nhiều tranh cãi. Theo đó, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) cho biết sẽ mua tới 600 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn cho đến cuối tháng 6/2011, tương đương khoảng 75 tỷ USD/tháng.

Đây là lần thứ hai Fed tiến hành nới lỏng định lượng sau khi mua vào 1.7 ngàn tỷ USD tài sản liên quan đến nhà ở trong giai đoạn từ tháng 12/2008 đến tháng 3/2010.


4. Ngày 21/09/2011: Fed công bố chương trình hoán đổi trái phiếu 400 tỷ USD (Operation Twist) nhằm hạ thấp lãi suất cho vay tiêu dùng

Trong thông báo, Fed cho biết sẽ mua 400 tỷ USD chứng khoán kho bạc với kỳ hạn từ 6-30 năm và bán ra một lượng tương đương trái phiếu kỳ hạn từ 3 năm trở xuống đã tới hạn. Chương trình này kết thúc vào cuối tháng 6/2012 và Fed cũng đã công bố kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ số chứng khoán đã đáo hạn để mua vào các chứng khoán thế chấp. Chỉ số Dow Jones sụt mạnh 283.82 điểm (tương ứng 2.5%) xuống 11,124.84 điểm.


5. Ngày 20/06/2012: Fed tăng quy mô “Operation Twist” thêm 267 tỷ USD

Tiếp tục các biện pháp bất thường nhằm thúc đẩy nền kinh tế, Fed cho biết sẽ gia tăng quy mô của lượng trái phiếu dài hạn đang nắm giữ thêm 267 tỷ USD nhằm hạ thấp hơn nữa chi phí vay mượn. Đồng thời, Chủ tịch Ben Bernanke cho biết ngân hàng trung ương sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp khác nếu cần thiết.


6. Ngày 13/09/2012: Fed công bố gói QE3 dưới dạng mua vào chứng khoán thế chấp

Với tỷ lệ 11 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed quyết định tung ra gói nới lỏng định lượng thứ ba (QE3) với hình thức mở. Theo đó, hàng tháng Fed cho biết sẽ mua vào 40 tỷ USD chứng khoán thế chấp.

Fed cũng cho biết sẽ giữ nguyên quy mô chương trình “Operation Twist”, tức bán ra trái phiếu ngắn hạn và mua vào trái phiếu dài hạn cũng như dùng lợi nhuận từ các chứng khoán đã tới hạn để tái đầu tư.


7. Ngày 12/12/2012: Fed tuyên bố mua thêm 45 tỷ USD trái phiếu/tháng sau khi thiết lập mục tiêu tỷ lệ thất nghiệp

Fed công bố chương trình mua trái phiếu mới trị giá 45 tỷ USD/tháng thông qua việc mua vào trái phiếu kho bạc dài hạn nhằm hạ thấp tỷ lệ thất nghiệpFed cho là đang ở mức cao.

Nếu không có động thái này, chương trình mua trái phiếu của Fed sẽ bị cắt giảm vào cuối năm khi Operation Twist hết hạn.


8. Ngày 14/01/2013: Chủ tịch Bernanke hạ thấp rủi ro gây ra lạm phát của gói QE3

Chủ tịch Ben Bernanke đã xoa dịu nỗi lo của một số quan chức ngân hàng và nhà đầu tư về việc chương trình mua trái phiếu của Fed có thể khiến lạm phát tăng cao. Trong bài phát biểu tại Đại học Michigan, Chủ tịch Bernanke nhận định: “Tôi cho rằng lạm phát cao không phải là kết quả của chương trình này”.


9. Ngày 22/05/2013: Chủ tịch Bernanke cho Quốc hội biết có thể sớm cắt giảm QE

Chủ tịch Ben Bernanke cho Quốc hội biết ngân hàng trung ương có thể cắt giảm chương trình mua tài sản trong các tháng tới. Chứng khoán Mỹ trượt dài với Dow Jones giảm 80.41 điểm (tương ứng 0.5%) xuống 15,307.17 điểm.


10. Ngày 19/06/2013: Chủ tịch Bernanke cho biết Fed có thể cắt giảm chương trình mua trái phiếu trong năm nay, tùy thuộc vào triển vọng kinh tế

Người đứng đầu ngân hàng trung ương cho biết Fed có thể bắt đầu rút lại chương trình mua trái phiếu vào cuối năm nay nếu nền kinh tế tiếp tục cải thiện với tốc độ như kỳ vọng của các quan chức Fed. Và Fed có thể chấm dứt hẳn chương trình mua trái phiếu vào giữa năm tới nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ.

Thị trường lập tức chứng kiến cảnh bán tháo, tương tự như kịch bản trước đó vài tuần khi Chủ tịch Bernanke lần đầu đề cập đến khả năng cắt giảm chương trình mua 85 tỷ USD trái phiếu/tháng.

Trong cuộc phỏng vấn được phát sóng một ngày trước đó, Tổng thống Barack Obama nhận định với phóng viên Charlie Rose rằng: “Ben Bernanke hơi giống Bob Mueller - người đứng đầu FBI vì đã giữ chức Chủ tịch Fed lâu hơn so với mong muốn của ông”.

Trên thị trường đã lan truyền các tin đồn về kế hoạch sự nghiệp của Chủ tịch Bernanke nhưng nhận định của Tổng thống Obama buộc những người quan sát Fed bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về thời kỳ hậu Bernanke. Ông Bernanke đã giữ chức Chủ tịch Fed từ năm 2006 và nhiệm kỳ thứ hai của ông sẽ kết thúc vào ngày 31/01/2014.


11. Ngày 18/09/2013: Fed quyết định chưa rút lại QE

Fed khiến các thị trường bất ngờ khi giữ nguyên quy mô chương trình mua tài sản, trì hoãn quyết định thu hồi QE cho đến cuối năm. Cụ thể, với tỷ lệ 9 phiếu thuận và 1 phiếu chống, Fed giữ nguyên chương trình mua trái phiếu ở mức 85 tỷ USD/tháng do các điều kiện tài chính ngày càng thắt chặt. Sau động thái này của Fed, Dow Jones và S&P 500 vọt lên kỷ lục.

Hiện nhà đầu tư đang ngóng động thái mới của Fed với biên bản họp chính sách tháng 10 sẽ được công bố vào ngày mai, tức thứ Tư (30/10) theo giờ địa phương sau khi cuộc họp 2 ngày của FOMC kết thúc.


12. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tuyên bố từ tháng 1/2014 sẽ cắt giảm quy mô của chương trình mua trái phiếu hàng tháng bớt 10 tỷ USD còn 75 tỷ USD



13. Fed tiếp tục cắt QE3 bớt 10 tỷ USD khi nhiệm kỳ Chủ tịch Bernanke kết thúc


14. Fed cắt QE3 bớt 10 tỷ USD lần thứ 3 liên tiếp

Đây là lần thứ 3 liên tiếp, ngân hàng trung ương thắt chặt các biện pháp kích thích và động thái này đã thu hẹp quy mô QE3 từ 85 tỷ USD trong năm ngoái xuống còn 55 tỷ USD/tháng

FOMC LÀ GÌ ?


Ủy ban Thị trường MởFOMC là một tổ chức gồm có 7 Thống đốc trong Hội đồng quản trị của Ngân hàng Dự trữ Liên bang và 5 Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang. FOMC thường tổ chức cuộc họp định kỳ 8 lần/năm để thảo luận và đưa ra quyết định về xu hướng ngắn hạn đối với chính sách tiền tệ. Các thay đổi trong chính sách tiền tệ thường được thông báo trong cuộc họp báo ngay sau cuộc họp.

Thông báo lãi suất từ FED đưa ra trong cuộc họp với FOMC thường được đánh giá là thông tin có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các thị trường. Trong các tuần trước thời điểm diễn ra cuộc họp, giới đầu tư cũng như giới kinh doanh thường tranh luận về khả năng thay đổi lãi suất. Sự thay đổi trong bình luận của các quan chức FOMC trong cuộc họp cũng rất quan trọng do nó cung cấp cho nhà đầu tư manh mối chính sách tiền tệ trong thời gian tiếp theo đó. Nếu như kết quả công bố khác với kỳ vọng thị trường trước đó, sẽ gây ra tác động tiêu cực và khó lường tới biến động giá của các thị trường.

Mức lãi suất mà FED đưa ra thường được coi là mức lãi suất chuẩn cho các mức lãi suất khác. Một sự thay đổi trong lãi suất của FED, lãi suất cho vay giữa các ngân hàng, sẽ tác động tới việc sử dụng vốn cho vay phiên tối, tác động trực tiếp tới các mức lãi suất khác nhau từ trái phiếu cho tới lãi suất các khoản cho vay cầm cố.

Mức lãi suất thường tác động tới nền kinh tế. Mức lãi suất cao có xu hướng làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ngược lại mức lãi suất thấp hơn sẽ là nhân tố kích thích tốc độ tăng trưởng của hoạt động kinh tế. Nói một cách khác, mức lãi suất tác động tới môi trường kinh doanh. Trong ngành tiêu dùng, số lượng nhà và xe sẽ được tiêu thụ ít hơn khi lãi suất tăng. Hơn thế, mức lãi suất còn tác động trực tiếp tới lợi nhuận tập đoàn.

Thông thường, khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa KỳFED duy trì quan điểm thắt chặt và chống lạm phát hàng đầu cho triển vọng nền kinh tế, cũng như thực hiện tăng lãi suất cơ bản, thì đồng USD sẽ được hậu thuẫn tăng giá. Ngược lại, nếu như FED tỏ quan điểm quan tâm tới sức tăng trưởng nền kinh tế Mỹ hơn là lạm phát và duy trì mức lãi suất không đổi hay cắt giảm lãi suất, thì đồng USD sẽ chịu sức ép giảm giá.

10/4/14

Bức tranh lớn cho Quý 2

Chúng ta sẽ bắt đầu một quý mới từ tuần này.


Thành thật mà nói thì nó không nhiều thứ mới mẻ để có thể khuấy đảo thị trường. Khi bài đọc bài viết hôm nay, tôi tin rằng bạn sẽ tìm kiếm được những điểm nhấn để thuyết phục mình khi chúng ta đang bước vào Quý 2. Chúng ta đã dự đoán rất nhiều biến động trong quý 1. Nhưng cuối cùng sự thay đổi đã không nhiều. 

Nền kinh tế của Mỹ kết thúc năm 2013 với rất nhiều kì vọng lớn lao về một sự phục hồi. Và chúng ta cũng tiến vào năm 2014 với rất nhiều niềm tin về một năm sẽ tốt hơn. Bức tranh về thị trường lao động đã được khắc họa những gam màu rất sáng. Thị trường chứng khoán và nhà đất đã có một năm rất tuyệt vời, đã thêm vào một khoản tài sản kha khá trên bản giấy báo cáo thu chi cho nhà tiêu dùng.


FED đã khẳng định rằng toàn cảnh bức tranh về nền kinh tế đang được cải thiện bằng cách bắt đầu cắt giảm chương trình nới lỏng định lượng (QE3). Riêng đối với Nhật Bản thì họ đang lập lại những việc mà FED đã làm trong quá khứ là tung gói kích cầu. Chính phủ Nhật vẫn đang trong quá trình tung gói kích cầu, sẽ cung cấp một khối lượng tiền rất lớn cho thế giới .( sức ép để nâng tỉ lệ lạm phát)


Tất cả đang đi đúng hướng. 
Sau sáu năm ở trong tình trạng khó khăn của nền kinh tế, chúng ta có cần sự xác nhận từ những số liệu của Mỹ để cho rằng nền kinh tế đang đủ cứng cáp để có thể đi theo một xu hướng lên và để có thể có được một năm phát triển? Vâng, chính xác là cần. Và Yếu tố đã không có trong số liệu trong quý 1 và nó đã bị thu giữ lại bởi thời tiết xấu. Khi chúng ta có được những bảng báo cáo về việc làm khi nó cho chúng ta thấy rằng thời tiết đã làm một số người không thể xin được việc làm. Và số lượng người này đã đạt mức cao nhất từ những năm 70, và đây được xem là một trong những mùa đông tồi tệ nhất- một vấn đề gây nhức nhối. 

Không có gì tồi tệ hơn cho những kí giả tài chính về một đề tài đã bị trì trệ. Họ đã mệt mỏi chỉ để xoay quanh một vấn đề, nên mọi thứ cần phải tiếp tục. Họ đã xây dựng ra những câu chuyện mới, những tình tiết mới. Trong trường hợp trên, họ đã lấy thời tiết xấu làm một đề tài mới. Nền kinh tế của Trung Quốc đang trì trệ không phải là một vấn đề mới mẻ. Nó là một quá trình tiến lên trong thời kì hạn chế nợ xấu và tái cân bằng thương mại toàn cầu. Và thấy được những bước cản từ phương Tây và cuộc chơi quyền lực từ những nền kinh tế mà đang chịu những thiệt hại, sau thời kì phát triển bùng nổ về giao dịch thương mại và tín dụng toàn cầu, là một tác dụng phụ đã được dự đoán trước đó. 




Còn tiếp.....

Các chỉ số kinh tế cơ bản


Tiền tệ không tự nhiên trở nên yếu hơn hay mạnh hơn. Phần lớn giá trị tiền tệ được dựa trên sự bảo mật trong sức mạnh kinh tế của 1 quốc gia. Sức mạnh kinh tế được thẩm định bằng những chỉ số quan trọng nhất định được theo dõi rất sát trong giao dịch FX. Khi những chỉ số kinh tế này thay đổi thì giá trị của tiền tệ sẽ dao động.

Tại sao những sự kiện kinh tế lại quan trọng đối với những người giao dịch tiền tệ?

Tiền tệ là sự ủy quyền cho một quốc gia mà nó tượng trưng, tiềm lực kinh tế của đất nước được định giá sẽ thông qua tiền tệ. Những chỉ số kinh tế là thước đo tiềm lực của một nền kinh tế. Điều thách thức ở đây là nền kinh tế của đất nước có theo kịp tiềm lực kinh tế của một đất nước khác nào đó hay không.

Biết rõ thời gian những chỉ số được chuẩn bị công bố rất quan trọng. Theo dõi trong tương lai và biết những tin tức nào sẽ được tung ra và được thị trường đánh giá sẽ giúp người giao dịch dự đoán được xu hướng thị trường.

Tại sao những chỉ số lại quan trọng hơn những thứ khác?

Những điều kiện thị trường hiện tại sẽ ảnh hưởng đến những tin tức nào trên thị trường cho là quan trọng nhất. Quan trọng là bạn đánh giá được những chỉ số kinh tế nào đang chiếm giữ sự chú ý nhất trên thị trường. Ví dụ, khi Mỹ đang gánh chịu 1 số lượng tiền thiếu hụt trong giao dịch, thị trường sẽ tập trung vào dữ liệu cân bằng thương mại. Tin tức được công bố có thể phân loại khối lượng lớn và những di chuyển về giá. Tuy nhiên, trong sự bùng nổ kinh tế của Mỹ với việc làm cao, thị trường sẽ không tập trung vào nạn thất nghiệp.

Những điều kiện kinh tế có thể thay đổi. Sự thiếu hụt lớn tiền trong giao dịch của Mỹ có thể làm yếu đồng đô la. Khi đồng đô la bị yếu, thị trường sẽ chuyển sự tập trung của nó sang sự lạm phát. Những người theo dõi thị trường sẽ chuyển sự tập trung đến CPI (Chỉ số giá tiêu dùng) và những quyết định về lãi suất của FOMC.

Ý nghĩa của “hiện thực so với dự đoán của thị trường” là gì?

Bản thân dữ liệu không quan trọng khi nó giảm hay không nếu không có sự kì vọng của thị trường. Bí quyết là biết khi nào dữ liệu sẽ được công bố, thêm vào đó những người dự báo thị trường đang trông mong chỉ số nào.

Một khi bạn biết được kì vọng của thị trường cho chỉ số kinh tế, hãy để ý nếu ý kiến số đông (đồng tình) được thỏa mãn. Sự khác nhau mạnh mẽ giữa sự đồng tình và những kết quả thật sự có thể gây ra sự biến động giá.

Kết quả của sự gia tăng hằng tháng không mong đợi 0.3% trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI), hiện thực không thật sự quan trọng tới những quyết định giao dịch ngắn hạn của bạn vì người ta biết rằng thị trường sẽ trông đợi CPI rớt 0.1%, đó là sự đồng tình.

Hãy đợi đến sau khi bạn tận dụng được từ dữ liệu những cơ hội giao dịch ngắn hạn, thông thường là trong vòng 30 phút đầu tiên kể từ khi được công bố, để phân tích những xu hướng phân nhánh dài hạn của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng trong giá tiêu dùng.

Nhớ rằng những chờ đợi của thị trường cho tất cả những thông tin kinh kế được công bố trên lịch kinh tế của chúng ta.

Tại sao những người giao dịch theo kỹ thuật lại chú ý đến tác động của tin tức?

Phân tích kỹ thuật không hoạt động khi những yếu tố thông tin hoặc những dữ liệu kinh tế trở thành tâm điểm chính của thị trường vì những người tham gia sẽ trở nên nhạy cảm với bất kỳ sự phát triển nào. Với sự xem xét giá thị trường trên những kết quả có thể, những tin tức cơ bản được công bố như Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ đã tạo ra những tình huống trên thị trường và không tham gia vào phân tích kỹ thuật như khối lượng và tính đột ngột. Mặc dù kết quả sẽ lại 1 lần nữa không tham gia vào, sự xem xét giá thị trường hàng loạt sinh ra sự đảm bảo rằng các nhà giao dịch đang góp nhặt những giá tốt nhất có sẵn để điền vào những vị trí của họ hơn là áp dụng moving average hàng ngày của bạn hay oscillator.

Tại sao những tin tức kinh tế lại tác động đến giao dịch ngắn hạn?

Bản thân dữ liệu không quan trọng khi nó rớt hay không trong sự chờ đợi của thị trường. Bên cạnh việc biết được khi nào tất cả những dữ liệu được công bố, nó còn rất quan trọng để biết nền kinh tế nào đang dự báo cho chỉ số nào. Ví dụ, biết được kết quả kinh tế của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng của chỉ số giá tiêu dùng là 0.3%, hiện thực thì không thật sự cần thiết đến những quyết định giao dịch ngắn hạn của bạn vì nó biết rằng tháng này thị trường đa số đang trông đợi CPI giảm 0.1%.

Phân tích những phân nhánh dài hạn của sự gia tăng không mong đợi hằng tháng về giá có thể đợi đến sau khi bạn tận dụng được dữ liệu để có những cơ hội giao dịch ngắn hạn, thường là trong vòng 30 phút đầu tiên. Sự mong chờ thị trường cho tất cả những tin tức kinh tế được công bố trên lịch kinh tế của chúng ta và bạn có thể theo dõi những mong đợi này vào ngày công bố của chỉ số.

Giao dịch sử dụng tin tức: 5 chỉ số quan trọng thường được theo dõi nhất.

Những thông tin được công bố cơ bản đã trở thành người chuyển dịch thị trường quan trọng. Khi tập trung vào tác động ảnh hưởng của chỉ số kinh tế có giá trên thị trường Forex, có 5 chỉ số kinh tế được theo dõi nhiều nhất bởi vì chúng có tiềm năng phát ra khối lượng và làm thay đổi giá trong thị trường.

Những biên độ giao động trung bình:



Bảng lương Phi Nông nghiệp (Non-Farm Employment Change) – Tỷ lệ thất nghiệp


Tỷ lệ thất nghiệp là thước đo của thị trường lao động. Một trong những cách phân tích thước đo sức mạnh của 1 nền kinh tế là số việc làm được tạo ra. Chỉ số này mạnh chỉ ra sự phát triển của nền kinh tế vì những công ty phải tạo ra năng lực để thỏa mãn nhu cầu.

Lịch công bố: Thứ Sáu đầu tiên của tháng vào lúc 8g30 sáng EST


Những quyết định về lãi suất của FOMC (FOMC Statement -Federal Funds Rate) :

Thị trường mở liên bang thành lập ra giảm giá lãi suất mà Cục dự trữ liên bang tính vào thành viên gởi tiền ở ngân hàng cho những số nợ qua đêm. Lãi suất được thiêt lập trong suốt những cuộc họp FOMC của những ngân hàng khu vực và Cục dự trữ liên bang

Lịch công bố: mỗi năm có 8 cuộc họp. Ngày được biết trước vì thế hãy kiểm tra trên lịch kinh tế.



Cán cân thương mại ( Trade Balance) :


Cán cân thương mại đo sự khác nhau của giá trị hàng hóa và dịch vụ mà 1 quốc gia xuất khẩu và giá trị hàng hoá dịch vụ mà nó nhập khẩu. Cán cân thương mại thặng dư nếu giá trị của hàng xuất khẩu vượt qua hàng nhập khẩu, ngược lại, nếu cán cân thương mại thâm hụt xảy ra nếu hàng nhập khẩu vượt quá hàng xuất khẩu.

Lịch công bố: nói chung thường được công bố vào khoảng giữa của tháng thứ 2 theo sau thời kỳ báo cáo. Bạn nên kiểm tra lịch kinh tế mỗi tháng.


EUR/USD biến động sau khi cán cân thương mại được công bố.


CPI – Chỉ số giá tiêu dùng

CPI là thước đo chính của nạn lạm phát vì nó đo giá của giá cố định hàng hoá tiêu dùng. Giá cao hơn được xem là tiêu cực cho 1 nền kinh tế, nhưng vì ngân hàng trung tâm thường đáp lại sự lạm phát giá bằng cách tăng lãi suất nên thỉnh thoảng tiền tệ phản ứng lại 1 cách tích cực trong những báo cáo của lạm phát cao hơn.

Lịch công bố: hàng tháng – khoảng ngày 13 mỗi tháng vào lúc 8g30 sáng EST


EUR/USD biến động sau khi CPI được công bố.



Chỉ số bán lẻ ( Retail Sales):

Chỉ số bán lẻ là thước đo tổng số lượng hàng hoá đã bán bằng cách lấy ví dụ của 1 cửa hàng bán lẻ. Nó được sử dụng như thước đo của hoạt động tiêu dùng và niềm tin khi những con số bán cao hơn sẽ chỉ ra hoạt động kinh tế tăng.

Lịch công bố: hàng tháng – khoảng ngày 11 mỗi tháng vào lúc 8g30 sáng EST.




8/4/14

Đồng Dollar tiếp tục tăng điểm so với EURO trước cuộc họp của FOMC tuần này.




Đồng dollar tiếp tục tăng điểm so với đồng EURO trong 3 tuần trước cuộc họp của ngân hàng trung ương FED vào cuộc họp vào tháng 3. Những quỹ đầu cơ đã tiếp tục đặt niềm tin mạnh mẽ nhất vào sự vào sự mất giá của USD, nó đã khuất động niềm tin cho những nhà đầu tư lướt song rằng sẽ có sự quay chiều của đồng USD. Đồng Yên tiếp tục tăng điểm so với đồng USD khi mà BOJ sẽ có cuộc họp đầu tiên vào ngày hôm nay khi đất nước này đã nâng thuế bán hàng vào ngày 1/4/2014.
“ Cuộc họp FOMC sẽ thêm vào những gam màu hơn xoay quanh những suy nghĩ của các thành viên”, Imre Speizer,một chuyên gia về chiến lược thị trường của ngân hàng Westpac ở Auckland.
Một đồng dollar Mỹ tương đương $1.3701 mỗi EURO vào lúc 10:28 am giờ TOKYO sau khi đã tăng lên 0.3% tới mức 1.3705. Đồng Yen chỉ có một sự thay đổi từ 103.27 mỗi đồng dollar sau khi tăng lên 0.6% vào ngày 4/4/2014. Cặp EJ đã giao dịch vào mức 141.50 sau khi tăng lên 0.7%, tăng lên 141.54

Cuộc họp của Fed

Cuộc họp FOMC vào ngày 18/3 đã công bố sẽ giảm giá trị gói QE3 xuống còn 55 tỷ dollar. Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen nói rằng ngân hàng trung ương có thể nâng lãi xuất cho vay trong vòng 6 tháng tới sau khi cắt giảm hoàn toàn gói QE3.
Đồng Yên Nhật đã tăng giá sau khi bảng lương phi nông nghiệp được công bố với số liệu thấp hơn mức dự đoán của các nhà kinh tế. Sự sụt giảm về lợi tức trái phiếu chính đã làm giảm sức hấp dẫn của đồng Dollar với những nhà đầu tư Nhật.

“ Những thông tin về việc làm đã cho thấy sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ vẫn còn khá chậm chạp, nhưng sự kì vọng của thị trường đã quá cao” theo ông Kengo Suzuki, một chuyên gia tiền tệ của công ty chứng khoán Mizuho tại Tokyo. Ông cũng nói thêm rằng: “ Chúng tôi không thấy được áp lực việc mua đồng Yên trước khi BOJ đưa ra kết quả trong cuộc họp sắp tới”

Ngân hàng trung ương Nhật có thể sẽ nâng lượng tiền gấp đôi ETF trong vài tháng tới. BOJ sẽ không thay đổi chính sách vào kì họp tới.

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức