BREAKING NEWS
Hiển thị các bài đăng có nhãn đồng Euro. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đồng Euro. Hiển thị tất cả bài đăng

24/4/14

NHTW - Quyền lực sau khủng hoảng (P1): Những người bẻ lái

6 tuần 1 lần, những người quyền lực lại nhóm họp. Họ được xem là những người thao túng thế giới, cả trên thị trường và chính trường.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương (NHTW) đã mạnh tay cắt giảm lãi suất, mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ và ứng cứu các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đến nay đã dùng “hết sách” nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan. Phải chăng quyền lực của các NHTW đã giảm sút.

6 tuần 1 lần, những người quyền lực nhất trong nền kinh tế toàn cầu lại gặp nhau trên tầng 18 của một tòa nhà xấu xí gần trạm xe lửa ở thành phố Basel, Thụy Sĩ. Họ được xem là những người thao túng thế giới, cả trên thị trường và chính trường.

Cuộc họp quyền lực

Nhóm quyền lực bao gồm Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) Janet Yellen và người đồng nhiệm ở NHTW châu Âu (ECB), ông Mario Draghi, cùng 16 quan chức tiền tệ hàng đầu khác đến từ Bắc Kinh, Frankfurt (Đức), Paris và nhiều nơi khác. Họ bỏ ra gần 2 giờ để trao đổi quan điểm trong một buổi tranh luận do Thống đốc NHTW Mexico Agustín Carstens cầm trịch.

Không ai ghi lại biên bản nhưng các nhà quản lý tiền tệ thế giới có ảnh hưởng nhất cho biết cuộc họp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp mở rộng kiến thức của họ. Những cuộc họp như vậy đã có từ rất lâu. Theo nhiều người, qua những cuộc họp này họ thiết đặt lãi suất và kiểm soát cung tiền, giám sát các chính phủ và ngân hàng. Thậm chí họ được công chúng xem như những siêu sao. Họ quyết định những gì xảy ra trên thị trường, chính trường và thao túng cả hành tinh.
`

TP Basel - nơi diễn ra những cuộc họp của các lãnh đạo NHTƯ.

Nhưng kể từ khi nhiều NHTW giảm lãi suất gần bằng không, mua nợ và ứng cứu các ngân hàng, sự bất đồng ngấm ngầm len lỏi vào các cuộc bàn luận thường kỳ. Những cuộc thảo luận nội bộ của họ ít mang lại ấn tượng thành công. Các nền kinh tế lớn trên thế giới vẫn tăng trưởng ì ạch; ngân hàng, hộ gia đình và các chính phủ vẫn ngập sâu trong nợ; các ngân hàng sử dụng chính sách tiền tệ không theo quy ước ngày một nhiều hơn.

Các chuyên gia tiền tệ từ những nền kinh tế mới nổi đã phàn nàn rằng các biện pháp của châu Âu và Mỹ đã đẩy mạnh dòng tiền đầu cơ không mong muốn. Hay tại Mỹ, thành viên của Ban Thống đốc FED đang tranh cãi quanh việc có nên chấm dứt việc chi hàng ngàn tỷ USD để mua trái phiếu chính phủ hay không. Tại Anh, NHTW khiến công chúng mơ hồ với những công bố trái ngược về các quyết định lãi suất tương lai.

Và ở EU, sự chia rẽ của các cơ quan giám sát tiền tệ của Hội đồng ECB khiến cuộc chiến đẩy lạm phát trở nên khó khăn. Tại cuộc họp gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở Washington, các chuyên gia chính sách tài chính và nhà điều hành ngân hàng thúc giục các thống đốc NHTƯ tiếp tục duy trì chính sách tiền rẻ. Các chính sách được bàn đến là mua thêm trái phiếu, duy trì lãi suất thấp và những giao dịch của NHTW liên quan đến chứng khoán nợ thế chấp.

Chiến binh đơn độc

Nếu có một cao bồi trong hàng ngũ các nhà NHTW toàn cầu, thì đó là Richard Fisher, Chủ tịch FED chi nhánh Dallas. Thần tượng của Fisher là Paul Volcker, Chủ tịch FED từ những năm 1980, người đã tính cực trục xuất bóng ma lạm phát ra khỏi Hoa Kỳ. Ngược lại mong muốn của Tổng thống Jimmy Carter và phần đông công chúng, ông đẩy lãi suất cơ bản lên những mức cao kỷ lục.

Điều này dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế nặng, nhưng cũng chấm dứt tình trạng lạm phát 2 con số. Đối với Fisher, Volcker thuộc vào hàng ngũ "các vị thánh của chính sách tiền tệ". Nhưng kể từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính, kịch bản đối với các nhà NHTW không còn chứa những yếu tố như các bộ phim của phương Tây, mà giống loạt phim "Phòng cấp cứu" của Mỹ hơn.

Không ai nhận thức điều này rõ hơn Fisher, người đã có mặt trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt sau sự sụp đổ của Lehman, khi chính phủ đã phải ứng cứu các ngân hàng lớn và bảo vệ các khu vực tài chính khỏi sụp đổ. Lãi suất đã giảm xuống gần như bằng không và chính phủ đã mua trái phiếu kho bạc trên quy mô lớn.

Các nỗ lực cứu hộ cuối cùng đã thành công, nhưng bệnh nhân vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Nền kinh tế chỉ từ từ nhích lên và nhiều nhà máy vẫn không hoạt động hết công suất. Điều này khiến một số đồng nhiệm của Fisher trong Ban Thống đốc FED ủng hộ bơm thêm tiền vào nền kinh tế.

Fisher thì ngược lại, ông cảm thấy bối rối khi FED đã chi tới 18.000 tỷ USD - tương đương 1/4 tòa bộ nợ công Mỹ - để mua trái phiếu và chứng khoán thế chấp nhưng hiệu quả quá ít ỏi. Đó là do phần lớn số tiền được bơm ra lĩnh vực tài chính không đến được khu vực tư nhân dưới dạng tín dụng cho vay như các nhà NHTW mong đợi.

Thay vào đó, nó chảy vào thị trường chứng khoán, nơi giá đã đạt những mức cao đáng lo ngại trong những tháng gần đây. Thị giá chứng khoán nay đã xấp xỉ những mức như trước ngày Thứ sáu Đen năm 1929 và vụ vỡ bong bóng dotcom 70 năm sau đó. Tuy nhiên, Fisher hiện như một "chiến binh đơn độc".

23/4/14

Hy Lạp dẫn đầu Eurozone về tỷ lệ nợ công

Năm 2013, nợ công Hy Lạp lên mức cao nhất trong khu vực đồng euro, nhấn mạnh tính cấp thiết của việc giảm chi phí các khoản cứu trợ của chính phủ.


Theo văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat), trong năm 2013, tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp đã tăng lên đến 175,1%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước đó là 157,2%. Tỷ lệ nợ công/GDP của toàn bộ khu vực đồng euro đã lên mức cao kỷ lục là 92,6%.

Nicholas Spiro, giám đốc quản lý công ty tư vấn Chiến lược Quốc gia Spiro, nhận xét rằng, sự gia tăng trong nợ công kể từ cuộc khủng hoảng tài chính của Hy Lạp năm 2009 thật đáng kinh ngạc. Các nước đối tác dự báo, tỷ lệ nợ công/GDP sẽ giảm mạnh xuống dưới 110% đến năm 2022.

Tháng 11/2012, khi chính phủ Hy Lạp đăng ký mục tiêu thặng dư ngân sách chính (không bao gồm chi phí vay nợ), các đối tác trong khu vực đồng euro của Hy Lạp cho biết sẽ xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp nước này đạt được mục tiêu đã đề ra bằng thỏa thuận cứu trợ. 

Trong nỗ lực tìm cách thúc đẩy chính phủ liên minh hai đảng, Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras hy vọng rằng, các biện pháp cắt giảm chi phí mà ông đưa ra sẽ có hiệu quả trước khi cuộc bầu cử lập pháp châu Âu diễn ra vào tháng tới. Chính phủ Hy Lạp cho biết, năm 2013, thặng dư ngân sách chính đạt 2,9 tỷ euro (4 tỷ USD) năm ngoái. Hôm nay, Ủy ban châu Âu sẽ xác nhận lại con số này.

Số liệu công bố ngày 23/4 cho biết, năm 2013, thâm hụt của Hy Lạp đã tăng lên 12,7% so với GDP, cao hơn nhiều so với tỷ lệ của năm 2012 là 8,9%. Con số này bao gồm chi phí tái cấp vốn của các ngân hàng tại Hy Lạp. Nếu không tính thêm chi phí này, Ủy ban châu Âu dự báo, thâm hụt của Hy Lạp trong năm 2014 sẽ giảm xuống 2,2% so với GDP.

Ông Samaras cũng dự báo, đến năm 2015, kinh tế Hy Lạp sẽ có cả thặng dư ngân sách chính và thặng dư tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc Hy Lạp có thể tự mình trả nợ mà không cần vay nước ngoài. Hy Lạp đã tiến hành công cuộc tái cơ cấu nợ công lớn nhất thế giới và nhận 240 tỷ euro tiền cứu trợ tính đến thời điểm hiện tại. Để nhận được các khoản cứu trợ, Hy Lạp phải đối mặt với một loạt các điều kiện kinh tế như cải cách thị trường lao động và mục tiêu ngân sách.

Trong những tuần gần đây, kinh tế Hy Lạp đã tạo được đà phục hồi. Tháng 4, lần đầu tiên trong 4 năm, chính phủ tiến hành bán trái phiếu và dự báo, trong năm 2014, Hy Lạp sẽ thoát khỏi cuộc suy thoái kéo dài trong 6 năm. 

Số liệu công bố ngày hôm nay cũng khẳng định rằng, các nền kinh tế dễ bị tổn thương khác của khu vực đồng euro cũng vẫn phải đối mặt với vấn đề kiểm soát nợ. Ý vẫn là nước có mức nợ công cao thứ 2 của khu vực với tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên 132,6% trong năm 2013.

Bồ Đào Nha xếp vị trí thứ 3 với tỷ lệ nợ công/GDP tăng lên 129%, sau đó là Ireland với tỷ lệ nợ công/ GDP tăng lên 123,7%. Cả hai nước đều nhận các gói cứu trợ quốc tế trong thời kỳ khủng hoảng tại khu vực châu Âu lên đỉnh điểm.

Số liệu cũng cho thấy, một số nước thuộc khu vực đồng euro đang đấu tranh để giảm thâm hụt ngân sách. Theo đó, năm 2013, thâm hụt ngân sách của Pháp giảm xuống 4,3% và thâm hụt của Tây Ban Nha giảm xuống 7,1%.


Nguồn Gafin/ Bloomberg/ DVO

22/4/14

Kinh tế Ukraine đứng giữa đôi bờ Nga - EU

Ukraine từng được mệnh danh là "vựa lúa mì châu Âu" với những cánh đồng lúa bát ngát và những mảnh đất màu mỡ. Sau khi Liên Xô cũ sụp đổ, kinh tế Ukraine nhanh chóng rơi xuống vực thẳm.


Theo trang tin History News Network tại Đại học George Mason (Mỹ), trong năm 2012, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người của Ukraine còn thấp hơn cả Namibia và Iraq, thấp hơn Nga 3,2 lần và thấp hơn Hy Lạp 3,6 lần. Đây chính là giai đoạn Ukraine rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế và "chần chừ" quyết định gắn bó với Liên minh châu Âu (EU).

Phương Tây khó lòng giúp đỡ

Tình hình kinh tế ngày càng bi đát khi Ukraine lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị với những bất đồng nội bộ sâu sắc. Đồng nội tệ của Ukraine nhanh chóng xuống giá. Trong năm 2014, Hryvnia bị đánh giá là đồng tiền sụt giá nghiêm trọng nhất trên thế giới. Nhằm cứu vớt tình hình, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Mỹ và EU đã cam kết tài trợ cho Ukraine khoản tiền 27 tỷ USD để chi trả các khoản nợ tài chính.

Ngay cả lệnh trừng phạt mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama áp đặt với Nga cũng không thể tạo nhiều tác động. Bởi Ukraine vẫn phải vật lộn chuẩn bị tổ chức cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Năm tới trong bối cảnh nền kinh tế ngày một bất ổn, chủ quyền lãnh thổ mất dần cùng một đội quân vô tổ chức bị các đảng phái xé lẻ chỉ huy.

Một điều trớ trêu là chính phủ lâm thời Kiev sẽ chỉ thoát được mối lo xâm lược quốc gia nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin thực hiện những cam kết trong bản hiệp ước 4 bên được ký kết hôm 17/4 tại Geneva nhằm giảm bớt tình hình căng thẳng tại Ukraine. Trong đó, việc Matxcova nên làm là rút bớt trong số 40.000 binh sĩ đóng quân tại khu vực biên giới phía tây và gây áp lực buộc các lực lượng thân Nga hoạt động trên lãnh thổ Ukraine hạ vũ khí.

Bài toán đặt ra hiện nay là chính phủ lâm thời Kiev cần tìm ra giải pháp tạo mối liên kế bền chặt giữa các thành phố và thị trấn trước khi lực lượng thân Nga "kích động" người dân hợp tác với Matxcova để chống lại Kiev.

Tuy nhiên, chính phủ lâm thời Ukraine đã không làm như vậy. Hôm 15/4, Kiev đã triển khai "chiến dịch chống khủng bố" nhằm trấn áp các phần tử thân Nga tại khu vực phía đông Ukraine.

Theo hãng tin CNN, ngay sáng hôm sau (16/4), 6 xe bọc thép được quân đội Ukraine điều động tới thành phố Kramatorsk đã nhanh chóng treo cờ Nga khi tới Slaviansk. Trái với tuyên bố của Bộ Quốc phòng Ukraine rằng số xe tăng và binh sĩ trên đã bị bắt giữ trái phép, phía giới chức Nga khẳng định chính các binh sĩ Ukraine đã quyết định "bắt tay" với Nga.

Không thể sống thiếu Nga

Một sự thật không thể phủ nhận, Ukraine sẽ không thể tồn tại mà thiếu Nga. Do đó, Mỹ và EU sẽ chỉ "phí công" để kích động một chính phủ mới tại Ukraine sau cuộc bầu cử tổng thống khi làm trái với quy luật này. Ngoài ra, chính phủ Ukraine sẽ không thể duy trì quyền lực mà vắng bóng sự bảo trợ lớn từ nước ngoài. Nguồn bảo trợ này không ai khác là Nga – cường quốc dẫn đầu với cả hai vai trò: người bảo vệ và nguồn cung tài chính.

Sau khi Nga sáp nhập Cộng hòa tự trị Crimea, 50% lực lượng Hải quân Ukraine đã tìm kiếm cơ hội ưu ái từ Matxcova để trở thành công dân Nga và đăng ký phục vụ trong Hạm đội Biển Đen của Nga. Số binh sĩ còn lại chỉ còn cách đóng gói tư trang rời khỏi các căn cứ quân sự đóng trên bán đảo Crimea.

Theo đánh giá của tạp chí Forbes, nếu tổng nợ của Ukraine vượt quá 60% GDP, trong năm nay, nguy cơ vỡ nợ của Ukraine sẽ ở mức "cực kỳ nguy hiểm". Thậm chí trong năm 2012, Tập đoàn kiểm toán Ernst &Young còn xếp hạng Ukraine là quốc gia đứng thứ ba thế giới về tham nhũng.Lâu nay, Ukraine còn phụ thuộc lớn vào nguồn cung nhiên liệu của Nga để phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Ukraine nhập khẩu tới 63% lượng khí đốt từ Matxcova. Ngoài ra, Ukraine hiện đang nợ Tập đoàn khí đốt lớn nhất nước Nga Gazprom tới 1,7 tỷ USD cho các loại hóa đơn chưa thanh toán. Tình hình còn trở nên bi đát hơn khi hôm 1/4, Gazprom tuyên bố tăng giá bán khí đốt tiêu dùng cho Ukraine thêm 44%.

Còn theo số liệu của Liên Hợp Quốc, Nga cung cấp 32% lượng hàng nhập khẩu vào Ukraine. Trong khi, con số này đối với 28 thành viên của EU là 31%. Trong lĩnh vực xuất khẩu, Nga tiêu thụ 26% hàng hóa của Ukraine và EU nhập 25% hàng hóa từ Ukraine.

Ngay cả tỷ lệ chiến thắng giữa ứng cử viên thân phương Tây và phương Đông trong các cuộc bầu cử tổng thống tại Ukraine giai đoạn 2004 – 2010 cũng rất sát sao. Trong năm 2004, ứng cử viên thân phương Tây đã giành chiến thắng trước đối thủ thân phương Đông với tỷ lệ ủng hộ 52%/44%. Tới năm 2010, tình thế thay đổi khi ứng cử viên thân phương Đông (cựu Tổng thống Viktor Yanukovych) đánh bại đối thủ thân phương Tây với tỷ lệ ủng hộ 48,95%/45,47%.
Một điều thú vị là bản đồ phân cực kinh tế của Ukraine cũng cho thấy những khu vực thân Nga (miền đông Ukraine) lại thịnh vượng hơn nhiều so với các vùng ủng hộ EU (miền tây Ukraine). Khu vực giàu có nhất tại Ukraine là Donetsk. Tháng 12/2013, mức thu nhập hàng tháng của người dân Donetsk là 4.117 Hryvnia – cao hơn 150% so với 3 vùng nghèo nhất tại khu phía tây Ukraine. Ngoài ra, thủ đô Kiev là khu vực có mức lương trung bình cao nhất với 5.618 Hryvnia/tháng.


Nguồn Infonet

21/4/14

Đồng Yên tiếp tục giảm so với những đồng tiền chính của nó sau khi nhập siêu tiếp tục được nới rộng

Đồng Yên tiếp tục giảm so với 16 cặp chính của nó sau khi một bản báo cáo đã cho thấy nhập siêu của Nhật tiếp tục đào sâu so với dự báo tháng trước.


Đồng Dollar tiếp tục giữ vững giá trị cao nhất trong những tuần qua so với đồng Yên và Euro sau khi những chỉ số kinh tế có thể tạo thêm động lực cho FED cắt giảm gói nới lỏng định lượng trong năm nay. Đồng dollar NewZealand tiếp tục ở mức thấp trước khi ngân hàng trung ương thiết lập chính sách vào ngày 24/4 tới. Sự biến động của đồng New Zealand xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua vào ngày 17 tháng 4. 

“ Nhập siêu của Nhật đã cao hơn mức dự đoán rất nhiều và đó là lí do đẩy đồng Yên xuống mức thấp nhất”, Marito Ueda, một giám đốc của công ty FX tại Tokyo phát biểu: “ Chúng ta đang dịch chuyển câu chuyện về sự tăng giá của đồng dollar sang câu chuyện về sự rớt giá của của đồng Yên sau khi chúng ta đã thấy được những dữ liệu kinh tế đang tốt lên từ Mỹ”

Đồng Yên rớt 0.2% từ 102.61 mỗi dollar vào sang 10:04 Tokyo từ hôm 18 tháng 4, khi nó đã hoàn tất 1 tuần rớt giá 0.8%, . Đồng Yên rớt 0.2% xuống 141.69 mỗi Euro. Đồng dollar giao dịch $1.3808 mỗi EU từ mức $1.3813 tiếp tục mức tăng 0.5%.

Thị trường tài chính tại UK, Đức, Hong Kong, Úc và NewZealand đều nghỉ lễ. Thị trường Mỹ mở cửa lại vào 18/4

Những dự đoán không chính xác 

Nhập siêu của Nhật đã nới rộng $14.1 tỷ (1.45 nghìn tỷ yên)vào tháng 3, so với 802.5 tỷ Yên tháng trước, theo báo cáo của bộ trưởng tài chính hôm qua. Theo dự đoán của hãng tin Bloomberg là 1.1 tỷ yên. Nhập siêu đạt mức kỉ lục là 2.8 nghìn tỷ yên vào tháng 1.

Tại Mỹ, những chỉ số quan trọng đều tăng lên 0.7% trong tháng 3, tháng tăng nhiều nhất từ tháng 11, theo những dự đoán của hãng tin Bloomberg trước khi dữ liệu được đưa ra vào hôm nay. 

FED đã bắt đầu cắt giảm gói nới lỏng định lượng vào tháng 1, và rất nhiều nhà kinh tế đưa ra dự đoán là FED sẽ hoàn toàn cắt giảm gói nới lỏng định lượng vào cuối tháng 10. 

Đồng dollar New Zealand đã có một sự tha đổi nhỏ tại mức giá $0.8583. Nó đã trượt 1.2% so với tuần trước, cao nhất từ ngày 31 tháng giêng. 

Tất cả 15 nhà kinh tế Bloomberg đều mong đợi rằng Ngân hàng trung ương New Zealand sẽ nâng lãi suất tiền gởi lên 3% vào cuộc họp ngày 24 tháng 4. Ngân hàng trung ương đã nâng mức chi phí vay lên 0.25% vào tháng trước. 


Nguồn Bloomberg

Trung Quốc có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động thương mại và dự trữ ngoại hối đã tăng lên đáng kể, góp phần củng cố nền tài chính quốc gia.

Vừa qua, Vụ Thống kê của Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra báo cáo cập nhật, tổng hợp 146 báo cáo của các quốc gia thành viên IMF, các quốc gia không phải là thành viên IMF và một số tổ chức khác về dự trữ ngoại hối chính thức (COFER). Báo cáo thống kê một số loại ngoại tệ chủ chốt trong cơ cấu dự trữ, bao gồm USD, bảng Anh, euro, yên Nhật, Frank Thụy Sĩ, dollar Canada, dollar Australia và một số ngoại tệ khác.
Số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu dự trữ ngoại tệ có những thay đổi nhất định kể từ khi đồng tiền chung Euro được lưu hành và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Trước năm 1999, một số đồng tiền châu Âu được các nước sử dụng trong giỏ dự trữ ngoại tệ, bao gồm: đồng mác của CHLB Đức, frank của Pháp, frank Thụy Sĩ, guider của Hà Lan, ECU (đồng tiền của Thị trường chung châu Âu). Những đồng tiền này không còn giá trị lưu hành và được thay thế bằng đồng tiền chung euro, khi đồng tiền chung này bắt đầu lưu hành chính thức từ ngày 01/01/1999.
Do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 và USD trượt giá, nhiều nước trên thế giới bắt đầu điều chỉnh cơ cấu dự trữ ngoại hối theo hướng tăng dự trữ vàng và một số đồng tiền chuyển đổi khác như dollar Canada và dollar Australia, điều này phản ánh những thay đổi lớn trong quan điểm của một số ngân hàng trung ương (NHTW) về thói quen dự trữ ngoại hối. Một số ngoại tệ khác như dollar New Zealand, Peso Mexicô, Nhân dân tệ Trung Quốc cũng bắt đầu được một số nước sử dụng trong giao dịch thanh toán thương mại và dự trữ ngoại tệ, nhưng không đưa vào bảng thống kê do tỉ trọng còn thấp. Tỉ trọng USD trong cơ cấu dự trữ tuy giảm dần, nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất. Dữ liệu thống kê cũng phân ra hai nhóm quốc gia: nhóm các nước phát triển và nhóm các nước đang phát triển và mới nổi.
Đến cuối năm 2013, tổng dự trữ ngoại hối thế giới đạt 11.673,6 tỉ USD, tăng từ gần 1.000 tỉ USD vào các năm 1991-1993, khoảng 2.000 tỉ USD vào năm 2000 và 4.000 tỉ USD vào năm 2005. Trong số này, phần lớn dự trữ ngoại hối tập trung vào tốp 20 quốc gia với tổng cộng 11.187 tỉ USD. Đứng đầu danh sách là Trung Quốc đại lục (không kể Hồng Kông) với 3.820 tỉ USD, tăng từ 18 tỉ USD vào năm 1990 và 146 tỉ USD vào năm 2000. Đứng thứ hai là Nhật Bản với 1.268 tỉ USD (giảm từ mức 1.300 tỉ USD vào cuối năm 2012), những quốc gia còn lại có dự trữ ngoại hối dưới 1.000 tỉ USD.
Mục tiêu cơ bản của nỗ lực tích lũy ngoại hối quốc gia là trang trải nhu cầu nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài đến hạn trong năm tài khóa, góp phần giảm thiểu biến động từ thị trường quốc tế. Ngoài ra, một số nước cũng dành phần lớn dự trữ ngoại hối quốc gia để mở rộng đầu tư ra nước ngoài.
eFinance Online

17/4/14

Nợ Hàn Quốc được "chuộng" hơn so với nợ Nhật Bản

Hàn Quốc đang nổi lên như một nơi trú ẩn an toàn nhờ won tăng giá và biến động ít cùng với thặng dư tài khoản vãng lai cao kỷ lục.


Nguyên nhân là lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản xuống mức thấp kỷ lục và yên suy yếu sau khi nước này thực hiện các biện pháp kích thích.

Theo số liệu chính thức, tính đến ngày 4/4, giới đầu tư nước ngoài đã mua 37,9 nghìn tỷ won (36,5 USD) nợ của Hàn Quốc, nhiều hơn so với số nợ bán ra trong 1 năm. Con số này tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi mua ròng trái phiếu Nhật Bản giảm 85% xuống 738,4 tỷ yên (7,2 tỷ USD). 

Won tăng 7,5% so với USD trong năm 2013 và là đồng tiền tăng giá mạnh nhất châu Á, ngược lại, yên giảm 4,6%. Theo Bloomberg, ngày 17/4, vào lúc 14h40 tại Việt Nam, won tăng 0,11% so với USD, lên giao dịch ở 1.038,93 KRW/USD. 


Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Hàn Quốc ở 3,55% vào ngày 16/4 trong khi lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản ở mức thấp nhất thế giới là 0,605%. 

Trong tháng 3, các quỹ đầu tư toàn cầu đã mua 1,1 tỷ USD trái phiếu Hàn Quốc, nhiều hơn so với số bán ra và đạt mức cao nhất trong 6 tháng. Trong khi đó, chứng khoán hút vốn 2,3 tỷ USD. Số liệu của CMA cho biết, chi phí bảo hiểm vỡ nợ của Hàn Quốc trong 5 năm ở mức thấp nhất châu Á tính đến ngày 15/4.

Nợ ngắn hạn của nước ngoài - nguồn vốn chủ yếu chảy ra khỏi Hàn Quốc trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - giảm xuống 113 tỷ USD vào cuối năm 2013. Số liệu chính thức cho biết, rủi ro vỡ nợ của Hàn Quốc ở mức thấp nhất khu vực chỉ sau Nhật Bản. Dự trữ tiền tệ tăng lên mức cao chưa từng thấy ở 354 tỷ USD trong tháng 3 và xuất khẩu tăng mạnh nhất với 5,2% tính đến thời điểm hiện tại.

Thị trường nợ của Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 3 châu Á và là thị trường hoạt động mạnh thứ 2 của khu vực sau Nhật Bản. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, cuối năm 2013, giá trị của thị trường nợ của Hàn Quốc đạt 1,6 nghìn tỷ USD. FSS công bố số liệu cho thấy, các nhà đầu tư toàn cầu sở hữu 95 nghìn tỷ won (6,7%) trong tổng số trái phiếu được niêm yết. Theo báo cáo của chính phủ vào năm 2013, các ngân hàng trung ương tăng nắm giữ trái phiếu lên 41,8% trên tổng số nắm giữ.

Theo số liệu chính thức, thặng dư tài khoản vãng lai của Hàn Quốc trong tháng 2 tăng lên 4,5 tỷ USD, tăng tháng thứ 24 liên tiếp. Trong khi đó, theo số liệu của chính phủ Nhật Bản, thâm hụt thương mại trong tháng 1 của nước này lên mức cao kỷ lục 1,6 nghìn tỷ yên. 

Hàn Quốc đang nổi lên như một nơi trú ẩn an toàn nhờ won tăng giá và biến động ít cùng với thặng dư tài khoản vãng lai cao kỷ lục có thể bảo vệ giới đầu tư - gồm cả các ngân hàng trung ương nước ngoài - trước những xáo động của thị trường. Đồng thời, triển vọng tăng trưởng của Hàn Quốc ở mức vừa phải và ổn định, mức nợ nội địa được cải thiện.

TheoTổ chức Định hạng tín nhiệm toàn cầu của Moody, nợ công của Hàn Quốc ngang với nợ công của Nhật Bản. Trong khi đó, số liệu của Dịch vụ giám sát Tài chính cho biết, trong năm 2014, Na Uy, Thụy Sĩ, Singapore, Pháp và Israel đã tăng nắm giữ trái phiếu của Hàn Quốc.

Ngày 12/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hyun Oh Seok dự báo, Hàn Quốc - nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á - có thể tăng trưởng 4% trong năm 2014, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2010.

Nguồn Gafin/ Bloomberg/ NCDT

EC cảnh báo hậu quả kinh tế từ việc trừng phạt Nga



Tài liệu của EC đánh giá hạng mục năng lượng, tài chính, thương mại, và chỉ ra hậu quả trong quan hệ kinh tế song phương giữa Nga và mỗi nước EU.



Ủy ban châu Âu (EC) đã gửi một số tài liệu cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), để cảnh báo về hậu quả kinh tế từ các biện pháp trừng phạt thương mại và tài chính khắt khe hơn mà EU đe dọa áp đặt với Nga liên quan tới tình hình Ukraine.

Được gửi riêng tới các đại sứ EU trong cuộc họp tại Brussels (Bỉ) ngày 16/4, các tài liệu của EC đánh giá một số hạng mục trừng phạt, bao gồm năng lượng, tài chính và thương mại, đồng thời chỉ ra hậu quả mà các biện phát trừng phạt này có thể gây ra trong quan hệ kinh tế song phương giữa Nga và mỗi quốc gia EU. 

Các nước EU có thời hạn tới ngày 22/4 để phản hồi với EC, sau đó EC sẽ sửa đổi các biện pháp trừng phạt với mục tiêu có được sự nhất trí vào tuần tới, giúp các nhà lãnh đạo EU đưa ra quyết định nếu tình hình tại Ukraine diễn biến xấu đi. 

Một nhà ngoại giao EU cho biết điều quan trọng là không được để xảy ra tình huống một vài nước EU sẽ phải chịu hậu quả nặng nề từ các biện pháp trừng phạt với Nga.

Trong một cuộc họp hồi tháng trước, các nhà lãnh đạo EU nhất trí sẽ đi tới "giai đoạn trừng phạt thứ ba" nếu Liên bang Nga "có bất kỳ bước đi tiếp theo nào làm mất ổn định tình hình Ukraine." Việc gia tăng trừng phạt được đưa ra sau các vụ biểu tình căng thẳng ở miền Đông Ukraine mới đây mà Kiev nói rằng do Moskva hậu thuẫn. Tuy nhiên, nhiều nước EU yêu cầu có thêm bằng chứng trước khi đưa ra một quyết định gia tăng trừng phạt, bởi lo ngại một quyết định vội vã có thể gây phương hại cho kinh tế chính các nước EU. 

Một số quan chức ngoại giao EU cho hay giai đoạn trừng phạt tiếp theo đối với Nga còn phụ thuộc nhiều vào cuộc gặp bốn bên giữa Nga, Mỹ, Ukraine và EU tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 17/4.

Một số thành viên EU bày tỏ quan ngại rằng những biện pháp đáp trả của Nga có thể khiến hậu quả của những lệnh trừng phạt trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với Đức - vốn nhập khẩu 30% khi đốt và dầu mỏ từ Nga và xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp tới Moskva. 

Ngoài ra, hậu quả về kinh tế nếu áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga cũng nhiều khả năng xảy ra với Anh, cùng các nước EU có quan hệ kinh tế gắn bó với Nga như Italy, Áo, Cyprus và Hy Lạp. 

Cho tới nay, EU đã áp đặt những biện pháp trừng phạt hạn chế đối với Moskva, trong đó có lệnh cấm du lịch và đóng băng tài khoản của khoảng 30 cá nhân.

Nguồn Vietnamplus

Nga nhận định có rủi ro đầu tư vào Euro, USD do khủng hoảng Ukraine

Cấm vận từ phương Tây đe dọa các khoản đầu tư bằng Euro, USD của Nga. Việc dùng quỹ tài sản quốc gia cho dự án nội địa cần được tính đến.


Bộ trưởng kinh tế Nga, ông Alexei Ulyukayev cho biết, cấm vận đối với Nga trước khủng hoảng Ukraine đang đe dọa các khoản đầu tư bằng Euro và USD của nước này, đồng thời hối thúc cần phải sử dụng các quỹ tài sản quốc gia cho những dự án nội địa.

Theo Bộ tài chính Nga, hai quỹ đầu tư quốc gia của Nga với giá trị tương đương 175 tỷ USD tính đến cuối tháng 3, thường được phép đầu tư vào các chứng khoán niêm yết bằng USD, Euro và bảng Anh.

Phát biểu với các nhà làm luật hôm nay tại Moscow, ông Ulyukayev cho rằng Nga nên chú ý nghiên cứu kỹ các rủi ro trong việc đầu tư vào các chứng khoán bằng đồng USD và Euro trong bối cảnh địa chính trị hiện tại.

Số liệu ra ngày hôm qua của Kho bạc Mỹ cho thấy, lượng nắm giữ trái phiếu kho bạc Mỹ của Nga giảm liên tiếp 4 tháng, xuống mức thấp nhất trong 3 năm và còn 126,2 tỷ USD trong tháng 2 so với 131,8 tỷ USD trong tháng 1.

Cấm vận của Mỹ và châu Âu bắt nguồn từ việc Nga sáp nhập khu vực Crimea của Ukraine trong tháng trước. Hành động này đã đẩy dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của Nga tăng lên và đẩy nỗi lo rơi vào suy thoái lên cao khi tăng trưởng kinh tế nước này tụt xuống thấp nhất 4 năm. Với tình hình căng thẳng leo thang tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh lạnh, Mỹ và các đồng minh châu Âu đe dọa khả năng có thêm vòng trừng phạt mới với Nga nếu khủng hoảng vẫn tiếp diễn.

Theo ông Ulyukayev, chính phủ nên xem xét đầu tư vào các công cụ khác, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng.

Nguồn GAFIN/Bloomberg/NCĐT

LỊCH SỰ KIỆN

 
Bản quyền thuộc về FxHcm - Nâng tầm giá trị đầu tư © 2013. | Post RSS | Comments RSS
Tìm hiểu Forex là gì | Quản lý vốn đầu tư | Tâm lý giao dịch | Cách đọc đồ thị nến nhật | Xác định hỗ trợ và kháng cự | Phương pháp giao dịch Price Action | Giao dịch theo mô hình giá | Giao dịch với Indicator | Giao dịch theo sóng Elliott | Giao dịch theo hệ thống Ichimoku | Giao dịch theo tin tức | Kinh nghiệm giao dịch | Các hệ thống giao dịch chuẩn | Tin tức